Wednesday, November 23, 2022

GS.TS Nguyễn Đức Dân: Tiếng Việt đang “dài” ra!

SGTT.VN - Trong một chương trình Chào buổi sáng (VTV1) mới đây, viên sĩ quan cảnh sát giao thông trả lời phỏng vấn rằng: "Chúng tôi đã xác định được những cơn mưa kéo dài trên một tiếng đồng hồ hoặc dưới một tiếng đồng hồ gây ngập lụt là 53 điểm". Sao không nói: "Chúng tôi đã xác định được 53 điểm cứ mưa to là ngập" cho gọn?

Cũng chương trình này, hàng ngày vẫn ra rả "người tham gia giao thông", "các phương tiện tham gia giao thông". Sao không nói "người đi lại", "xe cộ" cho ngắn?

Hiện tượng nói dài đang ngày càng trở nên phổ biến trong sách báo và văn bản tiếng Việt hiện nay. Vì sao?

Dai, dài, nhưng an toàn!

Anh dân quân đánh vần chưa thạo chữ quốc ngữ trong truyện Đôi mắt của Nam Cao đã nói thuộc lòng một bài ba giai đoạn kháng chiến phòng ngự, cầm cự, tổng phản công… "dài đến năm trang giấy". Những người này cứ nói ra "là thấy đề nghị, yêu cầu, phê bình, cảnh cáo, thực dân, phát xít, phản động, xã hội chủ nghĩa, dân chủ với cả tân dân chủ nữa…" (trích Đôi mắt, 1948). Cách nay 63 năm đã xuất hiện trên cửa miệng người dân bình thường những khái niệm cao xa mấy ai hiểu hết ý nghĩa này. Sáu, bảy thập
kỷ là khoảng thời gian tạo ra hai thế hệ, đủ dài để hình thành thói quen nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo. Điều này dẫn tới hệ
luỵ là xã hội hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của từ ngữ, câu chữ, khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản. Vả lại, nếu ai đó muốn bình luận sẽ tạo ra những lời nghịch nhĩ và trở thành "người có vấn đề". Kết quả là người ta lo nói năng an toàn, cầm giấy phát biểu theo những giáo điều, dần dần hình thành thói quen kết luận mà không chú ý tới lý lẽ thuyết phục. Nhiều người nghèo đi về ngôn từ và tư duy, nhưng vẫn cần thể hiện mình. Vậy là sinh ra lối nói sang trọng với nhiều từ Hán – Việt nhưng lại không hiểu thấu đáo và những câu hùng hồn dài dòng rỗng nghĩa.

Những lối nói dư thường gặp

Qua phim truyền hình và một số chương trình truyền hình gần đây, có thể bắt gặp những lối nói dư sau:

Dùng lặp hai từ Hán – Việt và thuần Việt đồng nghĩa: như "Nạn rải đinh tái xuất hiện trở lại" (Chào buổi sáng, 6.5.2011). Tái xuất hiện là xuất
hiện trở lại. Nói nạn rải đinh "xuất hiện trở lại" là đủ. Và "Mời các bạn nghe những tin tức cập nhật đầu tiên trong ngày" (Chào buổi sáng, 13.1.2010). "Cập nhật" là trong ngày. Nói "tin tức đầu tiên trong ngày" là đủ. Nguyên nhân chính của loại dư quá phổ biến này là trong nhận thức
của người Việt hiện nay, nghĩa của nhiều yếu tố Hán – Việt đã "mờ" đi nên nhiều người không thấy "dư" nữa.

Lặp lại những diễn đạt đồng nghĩa: như "Mục đích cô đến đây để làm gì?" (phim Cuộc gọi lúc 0 giờ, tập 18, VTV3). Sao không biên tập thành "Cô
đến đây làm gì?" cho gọn? Lại nữa: "Chắc có lẽ là vậy" (phim Cuộc gọi lúc 0 giờ, tập 19). "Chắc" và "có lẽ" là hai từ thể hiện hành vi phỏng đoán một khả năng không chắc chắn. Nói "Chắc vậy" hoặc "Có lẽ vậy" là đủ.

Đưa vào lời nói những yếu tố đương nhiên tồn tại: như "Anh xin lỗi! Anh đã tát vào má em" (phim Sự quyến rũ của người vợ, VTV3, 1.6.2011). Một
khi mở bàn tay đánh vào má thì gọi là "tát", đánh vào mông gọi là
"phát", đánh vào mồm miệng gọi là "vả", đánh vào tai gọi là "bạt". Vậy nói "Anh xin lỗi! Anh đã tát em" là đủ.

Nói dư thành sai: như "Ở Việt Nam chủ yếu có mấy loại gấu? Gợi ý: hai, ba hay bốn?" (Đấu trường 100, VTV3, 30.5.2011). Đáp án (lời MC): "Hai. Không có thêm loại gấu nào nữa đâu". Từ "chủ yếu" khiến câu hỏi định lượng này mang tính xác suất. Đáp án "hai" khiến người nghe nghĩ rằng còn một loại gấu thứ ba (thứ yếu) nữa. Dù 99,9% gấu ở Việt Nam là hai loại gấu ngựa và gấu chó thì vẫn có 0,1% thuộc loại gấu thứ ba. Nói như MC "Không có thêm loại gấu nào nữa đâu" là không chuẩn. Còn như, nếu chỉ có hai loại gấu thì từ "chủ yếu" làm câu hỏi trên sai.

Ví dụ khác: "Sáng tác này của Trần Hoàn vào năm nào: a) 1948, b) 1958, hay c) 1968?" Đội A: 1958. Lời MC: "Đáp án này hoàn toàn sai"; Đội B:
1948. Lời MC: "Vâng, hoàn toàn chính xác!" (Trò chơi âm nhạc, VTV3, 29.7.2011). Nếu 1948 là hoàn toàn chính xác, 1958 là hoàn toàn sai thì
năm nào là chính xác không hoàn toàn, năm nào là sai không hoàn toàn? MC nói dư từ "hoàn toàn".

Dùng chập những cụm từ đồng nghĩa: như "Một nữ tử tù trốn thoát, điều này chưa từng xảy ra bao giờ từ trước đến nay" (phim Nữ tử tù, VTV3,
17.5.2009). "Chưa từng" là chưa bao giờ và cũng là từ trước đến nay chưa xảy ra. Vì vậy, câu trên dư chập ba. Có ba cách nói ngắn hơn: "điều này
chưa xảy ra bao giờ"; "điều này chưa từng xảy ra" và "điều này từ trước đến nay chưa xảy ra".

Thói quen nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo dẫn tới hệ luỵ là hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của câu chữ, khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới lối nói dư thừa.

GS.TS Nguyễn Đức Dân
http://sgtt.com.vn/Khoa-giao/152085/Tieng-Viet-dang-%E2%80%9Cdai%E2%80%9D-ra.html

Tuesday, November 1, 2022

Than Nghèo

Tác giả: Nguyễn Công Trứ

Chửa chán ru mà quấy mãi đây,
Nợ nần dan díu mấy năm nay.
Mang danh tài sắc cho nên nợ,
Quen thói phong lưu hóa phải vay.
Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt,
Anh hùng khi gắp cũng khoanh tay.
Còn trời, còn đất, còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này ?

Có lẽ ta đâu mãi thế này,
Non sông lẩn thẩn mấy thu chầy.
Đã từng tắm gội ơn mưa móc,
Cũng phải xênh xang hội gió mây.
Hãy quyết phen này xem thử đã
Song còn tuổi trẻ chịu chi ngay ?
Xưa nay xuất xử thường hai lối,
Mãi thế rồi ta sẽ tính đây.

Mãi thế rồi ta sẽ tính đây,
Điền viên thú nọ vẩn xưa nay.
Giang hồ bạn lứa câu tan hợp
Tùng cúc anh em cuộc tỉnh say.
Tòa đá Khương Công (1) đôi khóm trúc,
áo xuân Nghiêm Tử (2) một vai cày
Thái bình vũ trụ càng thong thả,
Chẳng lợi danh gì lại hóa hay.

Chẳng lợi danh gì lại hóa hay,
Chẳng gì phiền lụy chẳng ai rầy.
Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp,
Trong thú yên hà mặc tỉnh say.
Liếc mắt coi chơi người lớn bé
Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay.
Của trời trăng gió kho vô tận,
Cầm hạc (3) tiêu dao đất nước này.


(1) Khương Công: tức Khương Thượng (còn được gọi là Khương Tử Nha, Lã Thượng, Lã Vọng) thường ngồi câu ở bến sông Vị trước khi ra giúp vua Chu Văn Vương.

(2) Nghiêm Tử: tức Nghiêm Tử Lăng, người đời Đông Hán, trước khi đắc dụng thường đi cày ruộng ở núi Phú Xuân.

(3) Cầm hạc: điển tích Triệu Thanh Hiến đời Tống đi làm quan ở đất Thục chỉ đem theo một cây đàn và một con chim hạc.

Sunday, October 23, 2022

MÌNH GIÀ RỒI... (Thúy Nguyễn)

Tác giả: Thúy Nguyễn

Mình già rồi đừng giận nữa nha em
Để bữa cơm thêm đậm đà, tình cảm 
Em cứ vậy nhà sẽ buồn ảm đạm 
Phí làm gì cho giây phút giận nhau...

Cuộc đời này chớp mắt đã đi mau
Chẳng biết ngày nào rời nhau em ạ
Bao ngày qua đã có nhiều vất vả 
Áp lực nặng nề con cái, gạo cơm...

Em hãy cười như thế sẽ đẹp hơn
Nếu giận hờn sẽ không còn đẹp nữa
Khi nguội lạnh chúng ta cần nhóm lửa
Để ngọt ngào, hạnh phúc được đi lên...

Mình già rồi vẫn thích nói ngọt mềm
Đôi tay ấm nắm tay người bên cạnh
Nên em nhé, ngay cả khi em giận
Vẫn nắm chặt tay đừng có buông rời...

Thúy Nguyễn

Saturday, October 1, 2022

Thật thà như đếm

Hai ông Việt Kiều già móm mém nói chuyện với nhau:
- Ông nghĩ thế nào mà rước con bé chưa đầy 20 tuổi qua đây làm vợ?
- Nó rất là thật thà, nên tui mới cưới nó đem qua đây.
- Làm sao ông biết là nó thật thà ?
- Thì lúc trước khi lấy nó, tui có hỏi: "Tại sao em chỉ bắng tuổi cháu nội qua, mà em lại chịu lấy qua ?". Nó nói tại vì nhà nó nghèo quá nên lấy tui cho đỡ khổ.
- Chỉ vì nó than nghèo mà ông cho nó là ... thật thà ?
- Tui cũng thử lòng nó thêm . Tui hỏi nó: "Đưa em qua bển rồi lỡ em bỏ qua đi lấy mấy thằng trẻ cỡ em thì sao ?" Nó trả lời: "Em đợi được, vì sức ông chỉ sống nhiều lắm 6, 7 năm nữa là cùng !".
Tui gặng hỏi nó thêm : " Lỡ 5 năm sau em vào được quốc tịch Mỹ. Em không chịu đợi qua chết, em bỏ qua thì sao? Nó suy nghĩ một lát rồi trả lời : "Nói ông đừng giận nghe, sức ông ở một mình thì sống thêm được 6, 7 năm. Chứ sống chung với em, thì ông thọ được 1 năm là cũng là giỏi lắm rồi! "...

VD

Monday, September 26, 2022

Lời nói thật của một bác sĩ

Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày Thầy Thuốc là nhận nhau những lời chúc tụng.

Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày Thầy Thuốc là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghiệp và nhận lời chúc tụng của người khác không, khi mà, ngành Y bây giờ không làm tròn trách nhiệm với người bệnh.thì cũng vài dòng cảm ơn những gì các bạn đã chúc nhau, và xin đưa ra những nguyên tắc chung để bà con cẩn thận với sức khỏe của chính mình.

Nguyến tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.

Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: "Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?" Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả - hay còn gọi là chữa triệu chứng - của bệnh.

Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất - con người - bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.

Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác - Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chứ năng, thức uống collagen, v.v... - chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.

Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.

Chúc cộng đồng người Việt sức khõe dồi dào , khõe mạnh , hạnh phúc và phồn vinh !

Tác giả bài viết: Không rõ (2017 ghi tên tác giả là Dr Hồ Hãi /Dr Trinh kim, các năm sau ghi tên người khác)

Thursday, September 22, 2022

Quán Ven Đường: Vịt Khát Nước

Đăng lại từ Quán Ven Đường của thầy Huýnh Chiếu Đẳng (HCD)

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - -


(Theo qui ước xưa nay chữ tím là của hcd tôi viết vào, còn chữ xanh két hay chữ đen nghiêng là trích email của người khác. Không thấy màu chữ hay hình xin các bạn đọc attachment, không có attachment thì delete luôn, đừng đọc)  


"Brian Pham brianxxxxxx@gmail [VT-NTH-Nhatrang]" 
On Saturday, February 27, 2016 7:58 AM, wrote:
Subject: Uống nước theo Nhật khi bụng đói chửa 1000 chứng bịnh
(Tài liệu đã được luân lưu nhiều lần, xin gởi lại cho những ai chưa có cơ hội đọc)
Uống nước lọc với bụng đói

Phương pháp thông dụng tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. Hơn nữa, những thử nghiệm khoa học đã chứng minh giá trị công dụng của phương pháp nàỵ
Mời xem chi tiết:

Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ hoàn toàn một trăm phần trăm đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:

Tác giả kể ra là trị được vài chục thứ bịnh, tôi xóa

Phương pháp uống nước lọc như sau:
1. Khi vừa thức dậy vào buổi sáng trước khi đánh răng, uống bốn ly nước lọc mỗi ly 160ml (tổng cộng 640ml, nhiều vị kinh nghiệm khuyên nên uống nước ấm)
2. Đánh răng xong, không ăn hoặc uống trong vòng 45 phút.
3. Sau 45 phút, bạn có thể ăn uống bình thường.
4. Sau khi ăn sáng, ăn trưa và ăn tối, có thể ăn tráng miệng và các món khác trong vòng 15 phút. Sau đó, trong vòng 2 tiếng không nên ăn uống gì thêm 
5. Các vị lớn tuổi hoặc đang mang bịnh không thể uống nổi bốn ly lúc ban đầu, có thể uyển chuyển uống tăng từ từ đến khi được 4 ly.
6. Theo kinh nghiệm của người Nhật, Phương pháp chữa trị trên sẽ chữa lành các bịnh tật và quý vị có thể vui sống khỏe mạnh.

Thống kê dưới đây cho biết số ngày cần có để có thể chữa trị các chứng bịnh như sau
:
Tác giả nói là Đái đường ung thư lao phổi chi cũng trị dứt hết, tôi xóa, dài quá

Phương pháp uống nước lọc chữa bịnh này không bị các phản ứng phụ, tuy nhiên trong buổi khởi sự, bạn có thể sẽ phải đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.
Chào mừng những ai đã có được bản tin nầy, và chúc sức khỏe đến tất cả ....

HCD: Vui thiệt, một chị dược sĩ đến nhà tôi chơi, mươi năm trước, nói vợ chồng chị mỗi sáng uống 1 lít nước lã để rửa máu: Kết quả cả hai đều bịnh liên tu, có lẽ ăn uống và thực hành kiểu bậy bạ mà ra chăng, hay vì sức khỏe kém mà tin chuyện bày biểu vô căn. Hai ông bà nầy dạy tôi tấm âm dương, tức tắm nước nóng vài phút, tắm vòi nước lạnh vài phút, trơ đi trờ lại như vậy. Coi chừng có tuổi tắm kiểu nầy thì dễ bị tai biến mạch máu ngay trong nhà tắm đó nghe.

Vậy thì Snopes nói sao, mời các bạn xem hình.



Sunday, September 18, 2022

Cam Bưởi Rồi Cũng Sẽ Thành Mướp, Chỉ Có Tình Vợ Chồng Là Bền Vững Với Thời Gian

Hồi mới cưới, sáng sáng hai vợ chồng đều nằm ôm nhau âu yếm trò chuyện . Vợ vẫn thường hỏi "trưa anh thích ăn gì?" 

Anh luồn tay vào áo vợ thủ thỉ "anh chỉ thích ăn bánh bao thôi"

Hồi vợ có bầu đứa lớn , tối nào trước khi đi ngủ anh cũng nằm xoa bụng vợ độc thoại mấy lời yêu thương. 

Vợ vẫn thường làm mặt nũng nịu "đêm anh thích ăn gì?" 

Anh luồn tay vào áo vợ trêu chọc "anh ăn chay thôi , cây nhà lá vườn bưởi vợ hí hí" 

Rồi con bé được 20 tháng, công việc lại bận rộn nên vợ thuyết phục bà nội cho cai sữa. Nhưng sáng sáng cái cảnh chồng thơ con mọn vẫn diễn ra như thường. Vợ đầu bù tóc rối vừa vội vàng thay đồ vừa nhắc đi nhắc lại những việc từ trong nhà ra ngõ . 
"trưa anh thích ăn gì để em còn đi chợ" 
Anh nhìn vợ cười cười "mướp xào" 
"mùa này làm gì có mướp, em có bầu đâu mà anh ăn dở vậy" 
"Thì ngoài chợ không có mướp, anh ăn mướp nhà cũng được" 

Vợ nghe đến đó biết bị trêu đểu , liếc nhanh xuống ngực rồi hậm hực lườm một cái rõ dài .
"đây chỉ có mướp thôi chê mướp thì ra đường ăn phở đi nhé" 

Và thế ngày hôm đó vợ giận dỗi đình công cho hai bố con sáng mì tôm chiều phở nhưng đêm vẫn lại món "mướp xào" .

Rồi anh thấy vợ chăm chỉ bỏ heo, hỏi bỏ làm gì thì kêu chuyện đại sự không thể tiết lộ. Nhưng anh tình cờ thấy vợ bàn chuyện làm ngực với mấy chị đồng nghiệp. Các mẹ bỉm sữa, mẹ 1 con mẹ 2 con, mẹ nào cũng hô hào khẩu hiệu "phải đẹp thì mới giữ được chồng, ngực phải nở mông phải cong... bla bla đến khổ" 

Mỗi ngày vợ bỏ heo 50k hôm nào nhiều thì được 100k, có hôm bỏ 10k mắt vẫn long lanh hy vọng. 

Nhưng rồi vợ đẻ đứa thứ hai chi phí sinh hoạt nhân thêm, công việc của anh lại cần thêm chút tiền chạy vạy. Tối đó vợ đập heo, anh bảo để anh vay thêm bạn bè cũng được, heo em để lo chuyện đại sự của em, đừng đập. 

Vợ lắc đầu " em vẫn còn xoay sở được thì không để anh phải cầu cạnh bạn bè , nợ tiền nợ tình mình không trả được lại khó ăn nói với người ta " 

Đêm đó anh ôm vợ thủ thỉ "thế còn chuyện đại sự của em thì sao?"  Vợ cười " thôi để thằng út 2-3 tuổi em bỏ heo sau, giờ quan trọng là chồng thương em thôi , chuyện đó làm hay không làm cũng được" 

Ở với nhau thoáng cái đã hai mặt con nhưng chẳng nhớ bao lâu rồi anh mới lặng lẽ quay lại nhìn vợ , nhìn thật kĩ cơ thể của người đàn bà nơi mà người ta sẽ thấy sự hy sinh được cụ thể hoá trên từng đường nét. 

Lần đầu tiên anh cảm thấy được sự mất mát , anh hiểu tại sao vợ không bật đèn khi chúng ta thân mật và không đứng trước gương quá lâu như lúc xuân thì. Anh hiểu tại sao vợ đầu đội trời chân đạp đất không kêu ca nhưng lại chỉ vì vài câu đùi voi ngực mướp là tủi lòng khóc lóc . 

Vợ ơi , bưởi có giá của bưởi , mướp cũng có giá của mướp , chắc gì những người đàn ông tay cầm bưởi ngon mà giấc ngủ đã tròn. Có đáng không, khi vì vài phút đã mắt thích tay mà phản bội tình nghĩa phu thê, làm tổn thương người hy sinh cho mình cả một đời vô điều kiện. 
Và thế đại sự của đàn bà , đại sự của những người vợ quay đi quẩn lại vẫn chỉ là chuyện chăm con giữ chồng , chuyện vun vén cho tổ ấm của mình được yên lành đi qua những ngày bão. 

Và thế đại sự của đàn ông , đại sự của những người chồng chính là đối đãi với người vợ làm sao để cô ấy luôn cảm thấy hạnh phúc , cảm thấy hãnh diện bởi được trân trọng, trân trọng tình yêu, trân trọng sự hy sinh và trân trọng cả những cơ thể không còn được hoàn hảo theo năm tháng!!! 

Nguồn: Facebook Tuệ Nhi

Friday, September 16, 2022

Thuốc dành cho ai ?

Bác sĩ: Chồng bà cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn. Đây là thuốc ngủ.
       Bà: Khi nào thì anh ấy dùng thuốc  ạ ?
       Bs: Thuốc dành cho bà, không phải cho ổng.

Bức Thư Đầu Tiên Của Người Vợ

(Sưu tầm)

Tại thời điểm sai lầm, địa điểm sai lầm, chỉ cần gặp được đúng người, tất thảy mọi thứ đều sẽ đúng!

Giàu có thực sự không phải số tiền trong thẻ ngân hàng, mà là nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt bạn.

Tiền nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là tìm được một người toàn tâm toàn ý yêu thương bạn.

Trên thế giới này, hạnh phúc nhất là 3 từ: ta yêu nhau

Hiểu được bản thân mình muốn gì, thế giới mới có thể hiểu được bạn.

* * *

Bức Thư Đầu Tiên Của Người Vợ

Vào một buổi tối, nhìn vào cơ thể thon thả, mảnh mai của người con gái đang nằm bên cạnh anh. Giây phút đó, anh thề rằng, anh nhất định sẽ mang lại hạnh phúc cho cô.

Anh ta từ một kỹ sư xây dựng mới chân ướt chân ráo bước ra khỏi cánh cổng trường đại học,và sau đó xây dựng đội ngũ kỹ thuật của riêng mình. Bây giờ, đã trở thành ông chủ một công ty xây dựng có tiếng tăm trong thành phố. Bên cạnh anh có quá nhiều cám dỗ. Trong khi đó, vợ anh ngày càng xấu đi, thân hình trở nên xồ xề, da dẻ cũng không hồng hào, mịn màng như trước. So với vô vàn kiều nữ bên cạnh anh, vợ anh thật quê mùa, ảm đạm. Sự hiện diện của vợ nhắc nhở quá khứ tầm thường, thấp kém của anh. Anh nghĩ cuộc hôn nhân này nên chấm dứt ở đây.

Anh gửi vào tài khoản của vợ 500 triệu, mua cho cô một ngôi nhà ở trung tâm thành phố nhộn nhịp. Anh không phải người đàn ông vô lương tâm. Vì vậy, nếu như không sắp xếp cuộc sống ổn thỏa cho vợ anh sau này, anh sẽ cảm thấy vô cùng tội lỗi..

Cuối cùng, anh chủ động đề nghị ly hôn. Vợ anh ngồi đối diện, trầm tư nghe anh giải thích lý do ly hôn. Đôi mắt ấy rất đỗi dịu dàng. Nhưng 20 năm làm vợ chồng, anh quá hiểu rõ về cô, đằng sau đôi mắt hiền dịu ấy, anh biết rằng trái tim cô đang rỉ máu. Anh chợt nhận ra mình thật tàn nhẫn.

Ngày vợ anh đồng ý rời khỏi nhà. Công ty phải giải quyết một vài vấn đề, anh bảo cô đợi ở nhà,trưa về anh sẽ giúp cô chuyển nhà,chuyển đến căn hộ chung cư anh mua cho. Đồng nghĩa với việc cuộc hôn nhân kéo dài 20 năm sẽ kết thúc tại đây.

Buổi sáng ngồi trong phòng làm việc, anh bồn chồn, thấp thỏm. Đến trưa, anh vội vã về nhà. Căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, vợ anh đã đi mất rồi. Trên bàn đặt chiếc chìa khóa nhà anh mua cho cô, sổ tiết kiệm 500 triệu đồng và một bức thư cô viết cho anh. Đây là bức thư đầu tiên mà cô viết cho anh:

"Em đi đây, em về nhà mẹ. Chăn em giặt phơi khô rồi đấy, cất ở ngăn cuối cùng bên trái tủ quần áo. Trời lạnh anh nhớ lấy ra đắp. Giày da tất cả em đều đánh xi rồi nhé, nếu anh không tự mình đánh được thì mang đến tiệm ông Tư đầu ngõ ấy. Sơ mi treo ở phía trên, vớ, thắt lưng ở trong ngăn kéo phía dưới tủ. Mua gạo nhớ mua gạo tám thơm của Thái Lan, anh nhớ vào siêu thị mua nhé, mua bên ngoài anh không thạo người ta bán hàng giả cho đấy. Dì Hai mỗi tuần đều đến dọn dẹp nhà cửa một lần, cuối tháng anh nhớ gửi tiền cho dì ấy. Còn nữa, đồ cũ cứ cho ông Tư đầu ngõ nhé, ông ấy gửi về quê cho bọn trẻ con, chắc chúng nó sẽ vui lắm.

Dạ dày anh không tốt, em đi rồi anh nhớ uống thuốc đều đặn. Thuốc em nhờ người ta mùa từ Quảng Bình, có lẽ cũng đủ dùng nửa năm. Anh ra ngoài thường quên mang theo chìa khóa nhà, em gửi một chùm ở chỗ bảo vệ , lần sau nếu quên thì đến đấy lấy nhé. Buổi sáng đi ra ngoài anh nhớ đóng cửa sổ, mưa tạt vào sẽ làm ướt nhà đấy. Canh cá lóc – món mà anh thích em để ở trong tủ lạnh. Anh về nhớ hâm lại rồi hãy ăn nhé.

Gửi anh, người em yêu nhất."

Những dòng chữ xiêu vẹo nhưng tại sao nó cứ như những viên đạn bắn vào trái tim anh, mỗi viên đều mang theo tấm chân tình xuyên thẳng vào ngực – đau nhói. Anh từ từ đi vào nhà bếp. Mỗi đồ vật ở đây đều lưu giữ dấu tay, hơi thở của cô. Anh chợt nhớ về 20 năm trước, anh làm ở công trường xây dựng dầm mưa dãi nắng. Những ngày tháng bần hàn của cuộc đời đều có cô bên cạnh. Nhớ lại bát canh cá lóc nóng hổi đã sưởi ấm trái tim anh trong những ngày mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, nhớ lại giây phút anh đã từng hứa với lòng mình nhất định sẽ mang lại hạnh phúc suốt đời cho cô. Anh quay người, nhanh chóng khởi động xe.

Nửa tiếng sau, cuối cùng anh cũng tìm thấy cô đang đợi tàu trở về quê. Anh giận dữ nói:

- Em muốn đi đâu? Anh làm việc mệt mỏi cả ngày, về đến nhà ,đến cơm nóng cũng không có mà ăn. Em làm vợ như vậy à? Về nhà với anh ngay.

Anh trông rất hung dữ và thô lỗ.

Đôi mắt cô ướt nhòe, cô đứng lên, ngoan ngoãn theo sau anh đi về nhà. Giọt nước mắt xen lẫn niềm vui..

Cô không biết rằng, lúc này đi trước cô, anh đang dằn lòng cố kìm nén những giọt nước mắt..

Suốt quãng đường từ nhà đến đây, anh thực sự rất sợ, sợ không tìm thấy cô, sợ từ đây sẽ mất cô mãi mãi.

Anh tự trách mình sao lại ngu ngốc đến vậy, hóa ra đánh mất cô ấy cũng giống như anh đánh gãy xương sườn của mình..

Hai mươi năm đồng cam cộng khổ, hai người đã buộc chặt cuộc đời mình vào nhau, mãi mãi không thể tách rời.

Sunday, September 11, 2022

Đạo đức nghề nghiệp

Bác sĩ vội vã vào bệnh viện sau khi nhận một cuộc gọi khẩn cấp. Ông đồng ý tức khắc, thay quần áo và đến thẳng khoa phẫu thuật. Ông nhìn thấy cha của đứa bé đang đi qua đi lại nơi tiền sảnh, đợi bác sĩ. Vừa thấy ông, người cha lớn tiếng:
- Tại sao ông không tức tốc chạy đến hả? Ông không biết là tính mạng của con trai tôi đang gặp nguy hiểm sao? Bộ ông không có tinh thần trách nhiệm à?"
Bác sĩ mĩm cười, đáp:
- Tôi xin lỗi, tôi đã không có mặt ở bệnh viện và không đến được thật nhanh như mong muốn sau khi nhận được cuộc gọi….Và bây giờ, tôi mong là ông hãy bình tĩnh để tôi có thể tiến hành công việc của tôi".
Người cha giận dữ:
- Bình tĩnh ư ? Giá như giờ đây con trai ông đang ở trong phòng này, liệu ông có còn bình tĩnh được không? Nếu như bây giờ con trai ông chết, ông sẽ làm gì đây?"
Bác sĩ lại mĩm cười, đáp:
- Tôi sẽ nói điều mà Job* đã nói trong Kinh Thánh: "Phúc thay hồng ân Chúa, chúng ta đến từ cát bụi và sẽ trở về cát bụi." Các bác sĩ không thể nào làm cho cuộc sống kéo dài. Hãy bắt đầu cầu nguyện cho con ông, chúng ta sẽ cố gắng hết sức trông nhờ ơn Chúa".
Người cha lầm bầm:
- Khuyên người ta mà mình chẳng bận tâm gì thì dễ quá. 
Sau cuộc giải phẫu mất vài giờ, bác sĩ vui vẻ trở ra:
- Tạ ơn Chúa, con trai ông được cứu sống rồi .
Và không chờ người cha đáp lời, vị bác sĩ vừa tiếp tục rảo bước, vừa căn dặn:
- Nếu có thắc mắc gì, ông cứ hỏi cô y tá.
Vài phút sau khi bác sĩ bỏ đi, người cha gặp cô y tá và buông lời chê trách:
- Sao ông ta cao ngạo thế? Ông ta không thể nán lại vài phút để tôi hỏi thăm tình trạng con tôi ra sao à?
Nước mắt đầm đìa trên mặt, cô y tá trả lời:
"Con trai ông ấy mới chết ngày hôm qua trong một tai nạn giao thông. Ông đang dự đám tang thì chúng tôi gọi ông về để giải phẫu cho con trai ông. Rồi vì đã cứu sống được con trai ông, ông ấy phải rời khỏi đây ngay để hoàn tất cho xong lễ tang con trai mình".
BÀI HỌC LUÂN LÝ: Đừng bao giờ vội phê phán ai… bởi vì bạn không bao giờ biết rõ cuộc sống của họ ra sao và họ đang gánh chịu những gì. Xin đừng quên chia sẻ lòng nhân ái cao đẹp này.
*Job: Người chịu đựng nhiều thống khổ nhưng vẫn không mất đức  tin nơi Chúa.

Bùi Công Trường (sưu tầm & chuyển ngữ)

Tuesday, September 6, 2022

CẶP ĐÔI (vừa cặp vừa đôi)

Cặp và đôi là hai chữ riêng biệt để nói về số lượng. Tuy cùng có nghĩa là 2 nhưng cách dùng thì lại khác. Người ta dùng chữ "đôi" khi nói về 2 người hay 2 vật mà có sự gắn bó không thể tách rời ra như đôi vợ chồng, đôi tình nhân, đôi bạn, đôi đũa, đôi giày... Những thứ này gắn bó, bổ túc cho nhau để trở thành một như "mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai". Đôi bạn, đôi vợ chồng mà mất đi một thì đời sẽ là vô nghĩa. Một chiếc đũa, một chiếc giày thì trở thành vô dụng. Hãy nhớ lại tựa đề cuốn tiểu thuyết "Đôi bạn" của Nhất Linh và câu "Miếng trầu cau nên đôi vợ chồng, đôi vợ chồng nghèo..." trong bản nhạc "Tình nghèo" của Phạm Duy.
Chữ "cặp" dùng một cách chung cho những gì có 2 cái mà không nhất thiết cần kết hợp. Ví dụ: cặp vịt, cặp bánh chưng... Ghép chung 2 con vịt, 2 cái bánh hay tách ra từng con vịt, từng cái bánh cũng chỉ thay đổi số lượng mà không thay đổi tính cách. Vì thế, nên lựa chọn hoặc dùng chữ "đôi" hoặc dùng chữ "cặp" cho những điều mình muốn nói. Không thể tham lam dùng cả 2 chữ "cặp đôi" vì như thế, nó có nghĩa là 4 thay vì chỉ muốn nói tới 2 vật. Cho nên hai chữ "cặp đôi"nghe kỳ quặc, chướng tai vô cùng!
(Trích đoạn trong sách "Chuyện dài chữ nghĩa"của Đỗ văn Phúc)

Thursday, September 1, 2022

Ăn không em

Một chàng sinh viên chở bạn gái trên một chiếc xe đạp. Ðang đi, bỗng nhiên chàng thắng lại cái "ké…é….ét" ngay trước một quán chè rồi quay ra sau hỏi:

– Ăn không.

Nàng:  Ăn !!!

Chàng: Có thế chứ ! Bộ phanh xe này anh mới thay hồi sáng đó!

Nói rồi, chàng tiếp tục đạp xe đi.

Già sao cho sướng

Bài viết của Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc.

Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh bệnh lão tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được.

Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những món tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không khỏi tức cười! Quan sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ "xồng xộc" của Hồ Xuân Hương:

"Chơi xuân kẻo hết xuân đi.
Cái già xồng xộc nó thì theo sau!" .

Có lẽ nữ sĩ lúc đó mới vào lứa tuổi 40! Thời ta bây giờ, 40 tuổi lại là tuổi đẹp nhất. Phải đợi đến 80 mới gọi là hơi già. Trong tương lai, khi người ta sống đến 160 tuổi thì 80 lại là tuổi đẹp nhất! Tuy vậy, thực tế, già thì khó mà sướng. Con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình… sướng thì không khéo người ta nghi ngờ hắn có vấn đề… tâm thần! Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết được sẽ giúp họ sống "trăm năm hạnh phúc":

* Một là thiếu bạn!

Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình! Quay quắt, căng thẳng, tủi thân. Lúc nào cũng đang như:

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài nghe ngày tháng dần qua…!"
(Thế Lữ).

Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai "cùng một lứa bên trời lận đận"… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được!

Để giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu "tiêu chuẩn" người bạn mình muốn làm quen. Nhà tư vấn sẽ "matching" để tìm ra kết quả và làm… môi giới…Dĩ nhiên môi giới cho họ kết bạn. Còn sau này họ thấy tâm đầu ý hợp tiến tới hôn nhân (nếu còn độc thân) thì họ ráng chịu! Đó là chuyện riêng của họ. Ngày trước, Uy Viễn tướng công mà còn phải than:

Tao ở nhà tao tao nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi bảo rằng không đến
Đến thì mi hỏi đến làm chi
Làm chi tao có làm chi đựơc
Làm được tao làm đã lắm khi…
Nguyễn Công Trứ

Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể "chat", "meo" với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress… Thỉnh thoảng tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe! Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ đựơc kích thích, được hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khoái, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandosterone), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ!
…Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa… Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng… Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm … văn nghệ!

* Cái thiếu thứ hai là thiếu… ăn !

Thực vậy. Ăn không phải là tọng là nuốt là xực là ngấu nghiến …cho nhiều thức ăn! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt! Nhưng các cụ thiếu ăn, thiếu năng lựơng phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù, làm cho họ sợ thêm! Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên…"
(Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền…)
Trần Nhân Tông

"Listen to your body". Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình! Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó! Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hóa ! Chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ! Người già có thể thích những món ăn…kỳ cục, không sao. Đừng ép! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau…Mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặc, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt…là được. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể đựơc. Đừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm "hư" các cụ! Cũng cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn. Con cháu hiếu thảo phải biết … giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử.

* Cái thiếu thứ ba là thiếu vận động !

Già thì hai chân trở nên nặng nề, như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng, giòn, dễ vỡ, dễ gãy…! Ấy cũng bởi cả một thời trai trẻ đã "Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…" (TCS)! Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng, lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trước TV!. Có một nguyên tắc "Use it or lose it!" . Cái gì không xài thì teo! Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên "đầu thì to mà đít thì teo". Thật đáng tiếc!
Không cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng có ráng lập "thành tích" làm gì! Tập cho mình thôi.. Từ từ và đều đều… Đến lúc nào thấy ghiền, bỏ tập một buổi … chịu hổng nổi là được! Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng… kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh… ! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ…Tóm lại, giải quyết đựơc "ba cái lăng nhăng" đó thì có thể già mà… sướng vậy!

Đỗ Hồng Ngọc

NẾU KHÔNG THAY ĐỔI, BẠN SẼ BỊ THAY THẾ

Youtube ra đời, đĩa DVD mất tích.
Bluetooth ra đời, hồng ngoại mất tích.
CD ra đời, băng cassette mất tích.
Uber ra đời, taxi truyền thống ít đi.
E-mail ra đời, bưu điện giảm đi.
SMS ra đời, viết thư tay bớt đi.
Máy tính ra đời, máy đánh chữ mất tích.
Internet ra đời, thư viện ít khách.
Google ra đời, từ điển ít dùng.
Wikipedia ra đời, Bách khoa toàn thư ít dùng.
Thương mại điện tử ra đời, cửa hàng giảm.
Robot ra đời, công nhân thất nghiệp.
In 3D ra đời, sản xuất truyền thống giảm dần.
Facebook ra đời, Yahoo lìa đời.
Thanh toán qua mạng ra đời, tiền mặt ít đi.
Hôm nay có thể bạn đang đứng trên đỉnh vinh quang nhưng ngày mai thì chưa chắc...
Để tồn tại, bạn phải học hỏi hàng ngày, đón nhận cái mới liên tục, phải chấp nhận thay đổi chính mình để thành công.
Đừng ôm quá khứ, dĩ vãng là chỉ là thứ an ủi, vỗ về bạn khi sa cơ thất thế, không còn đường tiến thân, bởi tự đổi mới như con thuyền ngược nước, không tiến ắt lùi.
Người giỏi hơn luôn xuất hiện, nếu không thay đổi, BẠN SẼ BỊ THAY THẾ!
(Sưu tầm)


Tuesday, August 30, 2022

GIEO NHÂN NÀO GẶT QUẢ ĐÓ!...

(Bài sưu tầm)
Một hôm một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị xẹp lốp đậu bên đường. Tuy trời đã sẩm tối anh vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi bước xuống.
Chiếc xe Pontiac cũ kĩ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại. Trước đó khoảng một tiếng đồng hồ không một ai dừng xe lại để giúp bà. Nhìn bề ngoài của người đàn ông này, bà cụ lo lắng liệu anh có thể hãm hại bà không?
Người đàn ông đã có thể nhận ra nỗi sợ hãi của bà lão đang đứng bên ngoài chiếc xe giữa trời lạnh. Anh hiểu cảm giác lo sợ của bà như thế nào. Cái run đó, nỗi lo sợ trong lòng đó mới là lý do tự nó thành hình trong ta.
Anh nói: "Tôi đến đây là để giúp bà thôi. Bà nên vào trong xe ngồi chờ cho ấm áp? Luôn tiện, tôi tự giới thiệu tôi tên là Bryan Anderson".
Thật ra thì xe của bà chỉ có mỗi vấn đề là một bánh bị xẹp thôi nhưng đối với một bà già thì nó cũng đủ gây phiền não rồi. Bryan bò xuống phía dưới gầm xe, tìm một chỗ để con đội vào và lại bị trầy da chỗ khuỷ tay cũng như lòng bàn tay một hai lần gì đó. Chẳng bao lâu anh đã thay được bánh xe nhưng anh bị dơ bẩn và hai bàn tay bị đau rát.
Trong khi anh đang siết chặt ốc bánh xe, bà cụ xuống và bắt đầu nói chuyện với anh. Bà cho anh biết bà từ St. Louis đến và chỉ mới đi được một đoạn đường. Bà không thể cảm ơn đầy đủ về việc anh đến giúp đỡ cho bà.
Bryan chỉ mỉm cười trong lúc anh đóng nắp thùng xe của bà lại. Bà cụ hỏi bà phải trả cho anh bao nhiêu tiền. Bryan chưa hề nghĩ đến là sẽ được trả tiền, đây không phải là nghề của anh. Anh chỉ giúp người đang cần được giúp đỡ vì Chúa, Phật hay chính bản thân anh cũng biết rằng đã có rất nhiều người trong quá khứ ra tay giúp anh. Anh đã sống cả đời mình như thế đó và chưa bao giờ anh nghĩ sẽ làm chuyện ngược lại.
Anh nói với bà cụ nếu bà thật sự muốn trả ơn cho anh thì lần khác khi bà biết ai cần được giúp đỡ thì bà có thể cho người ấy sự giúp đỡ của bà, và Bryan nói thêm: "Và hãy nghĩ đến tôi…"
Anh chờ cho bà cụ nổ máy và lái xe đi thì anh mới bắt đầu lên xe của mình đi về. Hôm ấy là một ngày ảm đạm và lạnh lẽo nhưng anh lại cảm thấy thoải mái khi lái xe về nhà.
Chạy được vài dặm trên con lộ, bà cụ trông thấy một tiệm ăn nhỏ. Bà ghé lại, tìm cái gì để ăn và để đỡ lạnh phần nào, trước khi bà đi đoạn đường chót về nhà. Đó là một nhà hàng ăn trông có vẻ không được thanh lịch. Bên ngoài là hai bơm xăng cũ kỹ. Cảnh vật rất xa lạ với bà. Chị hầu bàn bước qua chỗ bà ngồi, mang theo một khăn sạch để bà lau tóc ướt.
Chị mỉm cười vui vẻ với bà dù phải đứng suốt ngày để tiếp khách. Bà cụ để ý thấy chị hầu bàn này đang mang thai khoảng tám tháng gì đó nhưng dưới cái nhìn của bà, bà thấy chị không bao giờ lộ sự căng thẳng hay đau nhức mà làm chị thay đổi thái độ.
Rồi tự nhiên bà lại chợt nhớ đến anh chàng tên Bryan hồi nãy. Bà cụ vẫn còn thắc mắc, không hiểu tại sao một người nghèo đến độ thiếu thốn mà lại sẵn lòng giúp đỡ một người lạ như bà mà không đòi hỏi sự trả ơn chi hết?
Sau khi bà ăn xong, bà trả bằng tờ giấy bạc một trăm đô-la. Chị hầu bàn mau mắn đi lấy tiền để trả lại tờ bạc thừa của bà cụ nhưng bà cụ đã cố ý nhanh chân bước ra khỏi cửa rồi. Lúc chị hầu bàn quay trở lại thì bà cụ đã đi mất. Chị hầu bàn thắc mắc không biết bà cụ kia có thể đi đâu. Khi để ý trên bàn chị thấy có dòng chữ viết lên chiếc khăn giấy lau miệng…
Nước mắt vòng quanh khi chị đọc dòng chữ mà bà cụ viết: "Cô sẽ không nợ tôi gì cả. Tôi cũng đã ở vào tình cảnh thiếu thốn giống như cô. Có ai đó đã một lần giúp tôi giống như bây giờ tôi đang giúp cô. Nếu cô thực sự nghĩ rằng muốn trả ơn lại cho tôi thì đây là điều cô nên làm: Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ở nơi cô".
Bên dưới tấm khăn giấy lau miệng bà cụ còn lót tặng thêm bốn tờ giấy bạc 100 USD.
Tối hôm đó, khi đi làm về và leo lên giường nằm, chị vẫn còn nghĩ về số tiền và những gì bà cụ đã viết cho. Làm thế nào mà bà cụ đã biết chị và chồng của chị hiện đang cần số tiền ấy?
Với sự sanh nở đứa bé vào tháng tới, điều ấy sẽ là khó khăn… Chị biết chồng chị lo lắng đến mức nào và trong lúc anh ta nằm ngủ cạnh chị, chị cho anh một cái hôn nhẹ và thì thào bên tai anh: "Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả. Em thương anh, Bryan ạ!"
Người xưa dạy: "Gieo nhân nào gặp quả nấy", hãy làm điều tốt thì sẽ gặp được chuyện tốt, dù bạn không trông thấy họ nhưng họ luôn luôn có mặt ở đâu đó!
(Sưu tầm)

SỰ ĐỜI

Ếch hỏi Ốc : Cậu vừa xấu, vừa chậm, lại học hành kém hơn tớ, bằng cấp toàn đi mua, nhưng sao cậu cứ được thăng quan tiến chức ầm ầm thế? Còn tớ cứ "ngồi đáy giếng" mãi.. !
ỐC thủng thẳng:
Về cậu: rất đẹp, bẻm mép, nhanh nhẹn, vai u thịt bắp, đàn bà nhìn thấy cặp đùi của cậu thì chết mê, chết mệt luôn... Nhưng con đường quan lộ của cậu không thể thẳng tiến hay làm to được. Vì:
- Thứ nhất : chỉ ngồi đáy giếng nên cậu hay coi Trời bằng vung.
- Thứ hai : làm gì cũng nhảy chồm chồm lên, không có tính toán mưu sâu kế hiểm gì, kể cả mưu hèn kế bẩn.
- Thứ ba : cậu chết ở cái miệng , lúc nào cũng ồm ộp, toang toác cái mồm, sẩy tay còn đỡ, sẩy miệng thì toi !
- Thứ tư : cả hai con mắt chết tiệt của cậu nữa, cứ trố lên thao láo, khi các vị quan trên có làm điều gì sai trái, khuất tất, cậu cứ giương mắt lên nhìn, người ta lại tưởng cậu đang soi mói để tố cáo thì thằng nào nó chịu được?!!
- Thứ năm : Ếch cùng họ hàng với nhà Cóc, nên thỉnh thoảng hay kéo nhau đi kiện Trời. Mà quan trên thì nó cực ghét, nó "thù lâu nhớ dai" những kẻ hay đâm đơn từ đi kiện tụng, tố cáo lung tung về những việc làm "khuất tất" của nhà quan! Thử hỏi, chỉ với 5 cái tội "chết người" trên thì thằng chó nào nó còn dám "nâng đỡ trong sáng" cậu nữa...
Còn tớ, tuy xấu xí, chậm chạp, học kém, bằng cấp chắp vá, kể cả nó biết tỏng là bằng cấp đi mua, rồi hồ sơ thì khai gian năm sinh, nhưng bù lại, tớ luôn sống có nguyên tắc, đó là:
- Thứ nhất : bình thường luôn ngậm miệng, biết giữ mồm giữ miệng...ngậm miệng ăn tiền í, cậu nghe cổ nhân nói vậy chưa? người ta mất 3 năm để học nói, nhưng phải mất 30 năm để học "cách im lặng" đấy!
- Thứ hai : đi đâu cũng đi bằng miệng (uốn ba tấc LƯỠI ) và phải biết "bôi trơn" cẩn thận, cậu chưa nghe câu: Ốc bò trút nhớt à ? Đấy là tớ đang "bôi trơn" con đường quan lộ đấy.
- Thứ ba : khi có biến phải biết chui ngay vào cái vỏ bọc và ngậm miệng lại nghe ngóng hoặc lặn sâu không sủi tăm.
Nghe chửa

(Sưu tầm)

Monday, August 29, 2022

MỘT GIÁO SƯ ĐÃ ĐÁNH RỚT CẢ MỘT LỚP HỌC..

Một giáo sư kinh tế ở một trường đại học cho biết ông chưa từng đánh rớt sinh viên nào, nhưng đã từng đánh rớt hết cả một lớp học.
Vì học sinh lớp này kiên quyết cho rằng, một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo, và đó là một xã hội tuyệt vời.
Thế là vị giáo sư nói:
-"Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó.
Từ nay, tất cả các điểm sẽ được cộng lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị rớt và cũng không ai được điểm A* cả."
Sau bài thi đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên siêng năng rất buồn, còn những sinh viên lười biếng thì rất mừng.
Qua bài thi thứ hai, điểm trung bình cho cả lớp là D! Không ai vui cả. Vì những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm chỉ thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học in ít thôi.
Đến bài thi thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, mà còn nổ ra các cuộc cãi vã, nghi ngờ, buộc tội nhau. Mọi người đều khó chịu và tức giận, tất cả mọi người không ai còn muốn học để người khác có lợi.
Bài cuối cùng, tất cả đều rớt, khiến ai cũng sững sốt, ngỡ ngàng…
Giáo sư đã nói với họ rằng:
-"Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, kiểu xã hội công bằng mà các bạn đang mong muốn rất khó thành hiện thực, vì dù ý tưởng rất hấp dẫn, nhưng khi đưa vào thực hành thì chẳng ai có động lực muốn làm việc nữa."
Cuối cùng ông kết luận:
-Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi.
-Người không làm gì mà vẫn được hưởng, trong khi người phải làm thì lại không được hưởng đáng với công sức bỏ ra.
-Chính phủ cho free ai cái gì, thì phải lấy thứ đó từ người khác.
-Khi một nửa nhân loại thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có người khác làm cho, còn một nửa kia thì nghĩ rằng họ có làm kiệt xác cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác chiếm mất. Thì đó chính là khởi đầu cho sự kết thúc của mọi xã hội!
* Chú thích: Hệ thống điểm từ A (cao nhất) đến F (thấp nhất)
(Sưu tầm)

Sunday, August 28, 2022

TUỔI GIÀ: BA QUÊN, BỐN CÓ, NĂM KHÔNG và SÁU BÁC SỸ

Lúc về già mình sẽ thực hiện:
Ba quên, bốn  có, năm  không và sáu  vị bác sỹ 
 
BA QUÊN
* Một quên mình tuổi đã già
Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì.
* Hai là bệnh tật quên đi
Cuộc đời nó thế, việc gì nhọc tâm
* Ba quên thù hận cho xong
Ăn ngon ngủ kỹ để lòng thảnh thơi.

BỐN CÓ
* Một nên có một căn nhà 
Vì không – homeless – người khinh lẽ thường
* Hai cần phải có nhà riêng
Đói no cũng chẳng làm phiền dâu, con
* Ba là trương mục ngân hàng
Ít nhiều tiết kiệm an thân tuổi già
* Bốn cần có bạn gần xa
Tri âm, tri kỷ để mà hàn huyên.

NĂM KHÔNG
* Một không vô cớ bán nhà
Dọn vào chung chạ la cà với con
* Hai không nhận cháu để trông
Nhớ thì thăm hỏi bà, ông, cháu mừng
* Ba không cố gắng ở chung
Tiếng chì, tiếng bấc khó lòng tránh lâu
* Bốn không từ chối yêu cầu
Ít nhiều quà cáp con, dâu, cho mình
* Năm không can thiệp nhiệt tình
Đời tư hay việc riêng phần của con.

Sáu vị bác sĩ tốt nhất trong đời:
* Ánh nắng mặt trời
* Nghỉ ngơi
* Thể dục
* Ăn uống điều độ
* Tự tin* Bạn bè

Cuối cùng luôn xác định TƯ TƯỞNG:
"Sinh - bệnh - lão - tử" là quy luật ở đời, không chống lại được.
Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi.
Cốt sao sống đàng hoàng để không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu CHẤM HẾT THẬT TRÒN .
(Sưu tầm)

Sunday, August 7, 2022

Lần theo mê-lộ có đường hầm của Hệ Thống Tiền Tệ Mỹ - B.S. Nguyễn Lưu Viên

Tác giả: B.S. Nguyễn Lưu Viên (2009)

B.S. Nguyễn Lưu Viên 
(1919 - 2017)
BS Nguyễn Lưu Viên, cựu Phó Thủ Tướng VNCH, qua Mỹ năm 1975, làm Residency về Pathology tại University of Tennessee, Memphis, TN

Sau tốt nghiệp về hành nghề tại một thành phố nhỏ thuộc TB Tennessee, rồi về hưu và qua đời tại Springfield, Virginia

Lời nói đầu

Cả năm qua báo chí Mỹ thường hay nói tới việc mất giá của đồng dollar, tới việc mắc nợ của chánh phủ Mỹ, rồi hay nhắc tới Federal Reserve, và tới tên của Ông Greenspan. Tôi không có học ÉcoPo của Pháp, không có học MBA của Mỹ nên mù tịt. Nhưng vì tò mò muốn hiểu biết, nên tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi đó đây. Thì mới thấy rằng vấn đề tiền tệ của Mỹ là cả một mê-lộ có đường hầm, (un vrai labyrinthe avec des souterrains) một con đường máng dện chằng chịt mà nếu đi không có bản chỉ dẫn thì sẽ dễ bị lạc.

Rồi tôi nghĩ rằng trong số độc giả của Y Tế Nguyệt San chắc cũng có một ít bạn đọc mù tịt như tôi, nhưng không có thì giờ để nghiên cứu đó đây như tôi, nên tôi viết bài này tóm lược và giản-dị -hóa tối đa một vấn đề vô cùng phức tạp đã kéo dài theo lịch sử của Hoa-kỳ, để giúp phần nào các bạn ấy hiểu sơ sơ vấn đề về đồng dollar là một thực thể mà mình phải đốí phó hằng ngày. Tôi sẽ dùng phương pháp hỏi và đáp (H & Đ) để dẫn đường quý bạn đi trên mê lộ và trong đường hầm ấy.

Tôi xin lưu ý quý bạn: Vì trong bài có vài ba cụm-từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nên tôi sẽ viết tắt các cụm từ ấy như sau: FED là Federal Reserve, CPLB là Chánh Phủ Liên Bang, HCQHK là Hiệp Chủng Quốc Hoa-Kỳ USA và T.T. là Tổng Thống.

I- Tạo ra tiền (create money).

H-: Dollar là tiền chính thức của HCQHK. Vậy ở bên Mỹ cơ quan nào có quyền phát hành dollar?

Đ-: Câu trả lời tự nhiên và thông thường mà cũng hợp lý là Bộ Tài Chánh của CPLB. Nhưng trên thực tế thì không hẳn như vậy. Bộ Tài Chánh của CPLB chỉ có quyền phát hành “coins” nghĩa là đúc (mint) các đồng tiền One Cent, Five Cents, One Dime, One Quarter, và một số đồng tiền One Dollar.

H-: Vậy thì cơ quan nào có quyền phát hành giấy xanh dollar?

Đ-: Chỉ có Federal Reserve (FED) mới có quyền phát hành giấy xanh dollar.

H-: Tôi thấy trên giấy xanh dollar nào cũng có hình của một ông Tổng Thống Mỹ, cũng có chữ ký tên của “Treasurer of the United States”, và của “Secretary of the Treasury” mà không phải do Department of Treasury của CPLB phát hành là gì ?

Đ-: Vâng, coi vậy mà không phải vậy. Trên giấy xanh dollar nào cũng có in hàng chữ “Federal Reserve Note” mà chữ note ở đây có nghĩa là “ a paper acknowledging a debt and promising payment; promissory note”. Tức là tờ giấy xanh dollar nào cũng là một tờ giấy nợ.

H-: Ai nợ ai?

Đ-: Chánh Phủ Liên Bang nợ FED.

H-: Sao lại có chuyện đó?

Đ-: Số tiên CPLB cần luôn luôn nhiều hơn số tiền thuế của dân đóng góp, nên CPLB phải mượn. Mượn ai? Mượn FED là cơ quan duy nhứt có quyền phát hành tiền dollar. Mượn bằng cách nào? Bằng cách cho phép Bộ Tài Chánh (The Treasury Department) in giấy nợ dưới hình thức “Federal Bonds” (là giấy IOU I Owe You) trong đó chánh phủ cam kết sẽ trả lại với tiền lời) (mà bách-phân lời % interest) là do FED. chủ nợ, quyết định). FED chấp nhận và in (thí dụ như một tỷ dollars $1 billion) đưa cho chánh phủ. Thế là chánh phủ (tức là quốc gia, là dân Mỹ) nợ FED một tỷ dollars với tiền lời. Rồi mỗi năm tiền nợ đó chồng chất lên nên đến năm 1995 số tiền nợ là $5 trillion (1 trillion là 1 ngàn tỷ) và đến ngày 16-3-2006 là hơn $8,21 trillion.

H-: FED là một cơ quan của Liên Bang, vậy CPLB mà nợ FED thì có khác gì là “Tôi nợ Tôi”.

Đ-: Khác, vì FED là một cơ quan mang tên là “Liên Bang” (Federal) nhưng không phải của Liên Bang. FED là một công-ty độc lập của tư-nhân (a corporation independent privately owned).

H-: Privately owned thì ai own nó?

Đ-: Federal Reserve (FED) gồm có 12 cái Fed bank địa phương (twelve regional federal reserve banks) mỗi cái là sở-hữu của những nhà bank buôn bán tư thành viên của cái Fed địa phương đó Các Fed địa phương có trụ sở ở: 1- Boston, 2-New York, 3-Philadelphia, 4-Cleveland, 5-St Louis, 6-San Francisco, 7-Richmond, 8-Atlanta, 9-Chicago, 10- Minneapolis, 11- Kansas City và 12-Dallas.

Fed Bank của New York có đa số cổ phần (53% of shares). Mà trong Fed bank của New York, Citibank và J.P.Morgan Chase Co nắm đa số cổ phần. Citibank là của gia-đình Rockefeller và J.P. Morgan Chase Co là của gia-đình Morgan. Hai gia đình này và gia đình Carnegie với gia đình Rothschild là thành phấn quan trọng nhứt của một nhóm người mà học giả Mỹ gọi là “the Robber Barons” (những Nam-tước Trộm Cắp).

H-: Nhưng trong Ban Quản Trị (Board) của FED ở Washington có Ông Tổng Trưởng Tài Chánh (the Treasury Secretary) và Ông Giám Sát Ngân Khố (the Comptroller of Treasury) là nhân viên chánh phủ.

Đ-: Vâng, vì vậy mà trên các giấy xanh dollar có chữ ký tên của hai ông này. Và T.T. Mỹ cũng bổ nhiệm (với sự chấp thuận của Senate) ông Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị (Chairman of The Governing Board) của FED, cho nên FED được coi như là một cơ-quan “gần như chính thức” ( quasi-governmental). Hội Đồng này gồm có 7 người, với nhiệm kỳ là 14 năm, mà Tổng Thống chỉ có quyền thay thế một người mỗi hai năm.

Như vậy, thí dụ như có một ông T.T. muốn sữa đổi FED theo ý của ông, thì trong nhiệm kỳ 4 năm của T. T, ông chỉ thay thế được có 2 người (vì ông chỉ có quyền thay thế một người mỗi 2 năm.) Thôi thì cho rằng ông ấy là một ông T. T. tài ba lổi lạc, vượt qua được những khó khăn và những chống đối mà ông đã gây ra (vì quan niệm muốn sửa đổi FED), trong hàng ngũ dân-biểu và nghị sĩ của cả hai đảng, trong chính trường và trong media, để ông được đắc cử một nhiệm kỳ thứ hai, thì ông sẽ bổ nhiệm được 2 người nữa trong Governing Board (nếu được the Senate chấp thuận) thì cho đến gần cuối nhiệm kỳ 2, ông mới đưa ra được một dự luật sửa đổi, mà chưa chắc dự luật ấy sẽ có được số phiếu cần thiết ở hai viện để trở thành một đạo luật trước khi ông phải rời khỏi Nhà Trắng.

Mặt khác ban Quản Trị (Board) không kiểm soát được cả 12 Fed bank địa phương và các Fed bank địa phương phải theo chánh sách của Fed Bank New York nắm đa số cổ phần. Vả lại FED kể từ khi thành lập cho tới nay, chưa bao giờ bị chánh phủ “audit”( soát xét ) vì năm 1975 dự luật (bill) H.R.4316 cho phép chánh phủ “audit” FED, được đưa ra Congress, nhưng dự luật không qua được vì không đủ phiếu.

Hãy xem như ông Alan Greenspan đang làm giám đốc công ty (corporate director) cho J.P. Morgan, thì được T.T. Reagan bổ nhiệm năm 1987 làm Chủ Tịch của FED, giử chức đó gần 19 năm, đến năm 2006 dưới thời T.T.George W. Bush mới về hưu. Nghĩa là đã làm Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị FED với bốn T.T. mà trong lúc tại chức ông không bao giờ có họp báo, không bao giờ cho phỏng vấn, tức là không có việc hỏi han chất vấn lôi thôi.

H-: Trở lại đồng dollar. Bây giờ tôi mới biết rằng CPLB chỉ có quyền đúc coins, còn quyền phát hành giấy xanh là của FED, mà FED thì bị các nhà bank tư nắm. Vậy trong tổng số tiền của Mỹ, tỷ-lệ của mỗi thứ tiền là bao nhiêu?

Đ-: Tiền coin của CPLB đúc chỉ là lối một phần ngàn tổng số tiền của Mỹ, cộng với tổng số tiền giấy xanh của FED phát hành, thành ra cái được gọi là “tiền sờ thấy được” (tangible currency) chỉ có lối 10% tổng số tiền được cung cấp (American Money Supply)

H-: Sao kỳ vậy? Còn 90% kia là tiền gì ở đâu ra?

Đ-: Phần 90% còn lại là tiền ma (phantom money).

H-: Tiền ma là tiền gì?

Đ-: Là tiền không có thật, là tiền được tạo ra từ chỗ không có gì hết (money created from nothing), do cái trò ảo-thuật cho vay (gọi là “loan”) tạo ra.

H-: Thật sự tôi không hiểu được.

Đ-: Thực ra thì cũng không có gì khó hiểu cho lắm. Trò ảo thuật tạo ra tiền từ con số không (create money out of nothing) dựa trên cái gọi là “fractional reserve banking” do đạo-luật tạo ra FED (Federal Reserve Act) cho phép. Theo đó thì khi mà nhà bank có trong kho của nó một số tiền X là tiền thật (hồi xưa là vàng, bây giờ là giấy xanh) được coi như là để dự-trữ (reserve), thì nó có quyền phát ra 10 X (tức là có 9 X tiền ma, không có bảo đảm reserve).

Thí dụ như tôi gởi vào nhà bank trong checking account của tôi $ 10,000 thì nhà bank để số tiền đó trong kho của nó như reserve, và nó có quyền phát ra $100,000 (tức là trong đó có $ 90,000 là tiền ma, vì không có reserve bảo đảm) Cũng như thế, Anh B để vào bank trong saving account $ 20,000, thì nhà bank có quyền phát ra $200,000 (tức có $180,000 là tiền ma). Tổng cộng nhà bank có quyền phát ra $300,000 mà trong đó có $270.000 là tiền ma. Rồi khi Anh C đến mượn nhà bank $300,000 (để mua nhà, sửa nhà hay làm gì khác) thì nhà bank cho ảnh mượn (dưới hình thức loan) $300,000 đó. Anh C sẽ trả cho nhà bank số tiền đó cộng với lời (x %) dưới hình thức mortgage hằng tháng, trong 15 hoặc 30 năm chẳng hạn, bằng tiền dollar thật, mà Anh C có được nhờ lương của Anh C, hoặc nhờ việc làm (như phòng mạch) của Anh. Tức là nhà bank, nhờ cái ảo-thuật của “loan” đã “create money out of nothing”.

Thí dụ trên là lấy cá nhân A, B, C làm mẫu, nên chỉ nói tới tiền với con số ngàn, nếu là nhà buôn, là nhà hàng, là hãng, là cơ sở sản xuất, thì tiền phải là tới số triệu. Mà cả HCQHK có hằng bao nhiêu triệu cá nhân, nhà buôn, hãng, xưởng v.v. cân tiền và phải vay tiền của nhà bank dưới hình thức “loan” thì không có gì lạ khi thấy rằng trong tổng số tiền cung cấp cho nền kinh tế Mỹ (american money supply) năm 2005 là $9.7 trillion trong đó tiền thật (tangible currency) chỉ có $ 1.4 trillion, còn $8.3 trillion là tiền ma. Và sau này nguyên tắc đó cũng được áp dụng cho việc dùng credit card (Visa, Master Card, American Express v.v.) với một lải xụất (% interest) còn cao hơn gắp bội.

II- Một chút lịch sử.

H-: Từ đâu, tại sao, và từ hồi nào mới có cái quái thai đó?

Đ-: Anh nói là “quái thai” thì cũng đúng, nhưng học giả Mỹ thường ví FED như một con “Hydra”. Theo từ-điển Hydra là một con rắn có chín đầu (trong thần thoại) hể chặt đầu này thì nó mọc đầu khác, và nó có nhiều cái vòi (tentacles) rất dài để bắt mồi từ xa. FED (con hydra dưới hình thức hiện tại) sanh ra nhờ cái Federal Reserve Act năm 1913 do Tổng Thống Woodrow Wilson ký (về sau ông hối tiếc). Còn từ đâu và tại sao có nó, thì phải xem lại hết cái lịch sử của HCQHK vì trong dĩ vãng nó cũng đã bị chặt đầu nhiều lần, mỗi lần lại sống lại với một tên khác.

H-: Anh có thể tóm tắt cho chúng tôi biết một chút không?

Đ-: Tôi sẽ cố gắng tóm lược tối đa một câu chuyện dài mấy thế kỷ và chiếm vài trăm trang trong mỗi sách nói đến chuyện ấy mà tôi có dịp đọc.

Ở Trung học chúng ta học trong sách rằng HCQHK hồi xưa là 13 thuộc địa của Anh-quốc. Đến năm 1774, để phản đối việc mẫu-quốc Anh đánh thuế vào trà (tea tax) một buổi tiệc trà được tổ chức ở Boston (Boston Tea Party). Trong dịp đó một số người Mỹ giả làm người Da-đỏ nhảy lên tàu chở trà và vất các thùng trà xuống biển. Bị chánh quyền cai trị đàn áp, những đòan dân quân được thành lập để chống trả lại, và Ông Benjamin Franklin triệu tập một Hội Nghị gọi là Congress ở Philadelphia để đưa ra “Bản Tuyên Ngôn Quyền Của Người Mỹ Có Đóng Thuế” (Delaration des Droits du Contribuable Americain) năm 1774. Sau đó, với sự chiến thắng của đoàn dân quân của Massachusetts, Congress cho ra Bản Tuyên Ngôn Độc Lâp (Déclaration d’Indépendance ngày 4-7-1776.) Rồi dưới sự chỉ huy của Tướng George Washington, quân Mỹ đánh thắng quân Anh dưới quyền Tướng Cornallis ở Georgetown năm 1781, và theo Hòa Ước Versailles năm 1785 Anh-Quốc công nhận cho HCQHK độc lập.

Nhưng sau này một số học giả, sau khi đọc kỹ lại những tác phẩm của chính ông Benjamin Franklin viết hồi thời ấy, mới thấy là sự thật phức tạp hơn nhiều.

1-Vì không có tiền vàng hay bạc, nên kể từ năm 1691, các thuộc địa của Anh trên đất Mỹ phát hành tiền giấy gọi là “Colonial Scrip” để trả lương cho công chức và để cho dân xài trong việc mua bán trao đổi hàng hóa trả tiền công v.v. Mà người chủ nhà in lại chính là Ông Benjamin Franklin, người làm việc cho dân, vì dân, không tìm cái lời cái lợi trong việc in giấy bạc nên chỉ phát hành đúng theo nhu cầu, cần bao nhiêu thì phát hành bấy nhiêu, nên không cần lấy thuế của dân để chánh phủ có tiền, mà không tạo ra sự lạm phát (inflation) hay sự kém phát (deflation) nên giá vật và giá công (product and service) vẫn được đều hòa và thăng bằng, nhờ vậy mà các thuộc địa trở nên rất phồn thịnh, không có thất nghiệp, không có ăn mày, trong lúc mà ở London của mẫu-quốc ngoài đường có đầy ăn mày và người đi lang thang lêu lổng (The streets are covered with beggars and tramps). Thì các chủ nhà bank Anh (the British bankers) lobby triều đình, nên năm 1751, vua George II ra lệnh cấm các thuộc địa phát hành tiền giấy, mà phải dùng tiền “coins” của mẩu-quốc (do các nhà bank Anh đã hợp thành một thể dưới tên là Bank of England phát hành). Vua George III kế vị vua cha từ năm 1752 giữ nguyên lệnh ấy. Thì các thuộc địa bị ảnh hưởng tai hại. Vì thiếu tiền coins (do mẩu quốc siết để tạo sự kém phát deflation), người làm ruộng hay trồng tỉa không có đủ tiền mướn người làm nên lúa không ai gặt, trái không ai hái. Người có hãng xưởng không đủ tiền mướn thợ, hàng hóa không được sản xuất. Cả dân trong một vùng đất rộng lớn của 13 thuộc địa bị nghèo đói không gia đình nào không bị ảnh hưởng, nên họ đứng lên chống đối chánh quyền và đó là nguyên do sâu xa của cuộc Cách Mạng Mỹ năm 1774. Cái”Boston Tea Party” chỉ là giọt nước làm tràn cái bình.

2- Việc đầu tiên Congress làm là phát hành tiền giấy được gọi là “the Continental” dưới hình thức IOU (I owe you.) nghĩa là giấy nợ mà Chánh Phủ Cách Mạng cam kết sẽ trả lại bằng tiền coins (vàng hay bạc) sau này. Lối chừng 200 triệu dollars dưới hình thức “continental scrip” được phát hành để chi phí cho cuộc chiến giành độc lập. Thì mẫu quốc phản ứng bằng cách in tiền giả để đổ ào ạt vào thị trường các thuộc địa, gây ra môt cuộc đại-lạm-phát, làm cho đến ngày độc lập tiền “the Continental” hầu như không còn giá trị gì hết. Thế là mẫu-quốc thua trên chiến trường, nhưng thắng trên mặt trận kinh tế (dính liền với tài chánh).

3- Vì thấy tiền Continental gần như không còn giá trị, nên các nhà “Quốc Phụ Lập Quốc (the Founding Fathers), không còn tin tưởng nơi giấy bạc, nên trong Hiến Pháp được viết ra, các ngài không nói tới tiền giấy mà ghi rằng Congress có quyền “coin money” (thay vì “create money”) và có quyền vay tiền dựa trên uy tín của chánh phủ (“and to borrow money on the credit of the United States). Thì các nhà bank của mẫu-quốc Anh cũ, là các ngân hàng Anh quốc tư nhân; xâm nhập vào HCQHK tạo dựng US Bank theo mẫu của England Bank. Mà England Bank từ thời thành lập cho đến ngày hôm nay là do các nhóm tài phiệt tư nhân gốc gác Hòa-Lan (Amsterdam) nắm và chính các nhóm này xâm nhập vào hệ thống US Bank, khai thác lỗ hở to tát đó (the enormous loophole) mà nói rằng chiếu theo Hiến Pháp chánh phủ chỉ có quyền phát hành coins, và nhà bank có quyền phát hành tiền giấy. Vì tiền coins thì cồng kềng và quá nặng khi cần tới nhiều, nên nhà bank in giấy cam két sẽ trả lại đúng số coins (bằng vàng hay bạc) ghi trên giấy, thì dân chấp nhận coi những giấy ấy như là tiền.

4- Rồi với thời gian qua, các nhà bank để ý rằng rất ít người trở lại nhà bank để đòi lấy lại đồng tiền coins. Trung bình hằng năm chỉ có độ 10% người làm việc đó, còn 90% người còn lại thì không bao giờ thấy đến đòi lấy lại tiền coins. Thì nhà bank nghĩ rằng mình có thể phát hành thêm 90% nữa mà không sao. Đó là nguồn gốc của cái gọi là “fractional reserve” dẫn tới việc phát hành tiền ma.

5- Tổng Thống Thomas Jefferson (1801-1809) vị T.T. thứ ba của Mỹ thấy cái nguy hại cho đất nước và gọi liên đòan các nhà bank (the banking cartel) là ”một con quái vật ăn thịt ngưởi có cái đầu của con hydra” và Ông nói rằng “Nếu dân Mỹ để cho nhà bank kiểm soát việc phát hành tiền tệ của mình, thì trước hết bằng sự lạm phát (inflation) rồi bằng sự kém phát (deflation) các nhà bank và các công ty (corrporations) sẽ phát triển và tước đoạt hết tài sản của dân, thì con cháu chúng ta sẽ thức dậy vô gia-cư, trên cái lục địa mà cha mẹ của chúng đã chiếm được.” Nên năm 1811 Congress không chấp nhận tái bản cho đặc quyền (renew the charter) cho First U.S.Bank. Thì chiến tranh với Anh quốc (the War of 1812) bùng nổ. Chiến tranh đưa quốc gia đến sự lạm phát (inflation) và nợ nần (debt). Vì những lý do đó, Tổng Thống James Madison (1809-1817) vị T.T. thứ tư của Mỹ, phải ký một đặc quyền 20 năm (a twenty year charter) cho Second Bank of The United States vào năm 1816.

6- Tổng Thống Andrew Jacksaon (1829-1837) vị T.T. thứ 7 của Mỹ veto dự luật của Congress cho phép tiếp tục ban đặc quyền cho Second Bank of the United States. Trong bản veto Ông viết:” Không có cái gì nguy hại cho sự tự do và độc lập của chúng ta hơn là khi mà hệ thống nhà bank nằm trong tay của người ngoại quốc. Kiểm soát tiền tệ của chúng ta, lấy tiền của dân ta, và bắt giữ cả ngàn công dân của chúng ta phải lệ thuộc, thì còn đáng sợ hơn và nguy hiểm hơn là một thủy binh hay một quân đội của địch”.

Nhưng Ông cũng biết cái veto chỉ là bước đầu của cuộc chiến với nhà bank nên Ông nói: “ Con hydra của sự đồi bại mới bị chận lại chớ chưa chết”. Ông ra lệnh cho Ông Tổng Trưởng Tài Chánh (Treasury Secretary) mới của Ông, chuyển hết tiền deposits của chánh phủ từ Second US Bank qua các nhà bank của Tiểu Bang (state banks) thì ông này từ chối không làm. Ông T.T. cách chức ông ấy, và bổ nhiệm một người khác Ông này cũng từ chối không làm thì T.T. Jackson bổ nhiệm người thứ ba, Ông này thi hành lệnh nên T.T. Jackson vui mứng mà nói: “ Tôi đã trói được con quái vật rồi” Nhưng ông chủ nhà Bank, lobby được Senate không chấp thuận người được Tổng Thống bổ nhiệm và gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế với việc siết chặt sự cung cấp tiền, để tạo ra một sự kém phát (deflation) bằng cách hồi (call in) các “loan” cũ, không cho thêm “loan” mới, nên một sự hoảng hốt tài chánh (a financial panic) xẩy ra trong dân chúng, thì báo chí lại đổ tội vào đầu Tổng Thống Jackson. Nhưng may thay Ông Governor của Pennsylvania (là nơi có trụ sở của nhà bank) xuất hiện để ủng hộ T. T. Jackson và phê bình nhà bank rất gắt gao và kế hoạch làm lũng đọan kinh tế của nhà bank bị phơi bày trước công chúng.

Cho nên đến tháng 4- 1834 Hạ Viện (House of Representatives) với 134 phiếu thuận và 82 phiếu chống, đã hủy bỏ việc tái bản đặc quyền (rechartering) cho Second U.S.Bank. Đến tháng 1- 1835 thì T.T. Jackson trả được hết các nợ của chánh phủ. Rồi ngày 30-1- 1835, khi T.T. Jackson đến Capitol để dự tang lễ của Dân-biểu Warren R. Davis của South Carolina thì ông bị mưu sát bởi một tên thợ sơn “điên”(?) núp trong rotunda cách Ông có sáu feet bắn hai phát đều trật. Nhưng sau khi T.T. Jackson đóng cửa nhà bank trung ương (Central Bank) thì tiền giấy được dùng là những banknotes của của các nhà banks tư của các Tiểu Bang, hứa sẽ trả lại bằng vàng hay bạc chớ không phải là tiền của quốc gia (national currency).

7- Sau T.T. Jackson, ông tổng thống dám đánh con hydra tiền tệ là T.T. Abraham Lincoln (1861-1865), vị T.T. thứ 16 của Mỹ. Liền sau khi Ông đắc cử và trước khi Ông nhậm chức thì Nội Chiến Nam-Bắc (The Civil War) bùng nổ (1860) vì vấn đề “Nô-lệ” (Slavery). Các nhà bank của vùng Đông (tức là thuộc về Union) đề nghị cho chánh phủ vay $150 triệu với bách phân lời quá nặng từ 24 tới 26%. T. T. Lincoln từ chối và quyết định chánh phủ sẽ in tiền lấy. Tiền in ra có tên chính thức là “United Note’ nhưng dân chúng quen gọi là “Greenback” vì phía sau in bằng mực màu xanh lá cây. Tiền được quan niệm không phải là một giấy nợ (IOU) với cam kết trả lại bằng vàng hay bạc, mà là một tờ giấy chứng nhận công lao cho xã hội. Công lao sản xuất (product) từ lúa gạo, trái cây cho tới vải sồ và vật dụng, công lao dịch vụ (service) từ thợ, cai, đến giám đốc, công lao bảo vệ an ninh trật tự, và gìn giữ đất nước, từ lính cảnh sát đến lính và quan trong quân đội, công lao điều khiển bộ máy cai trị, từ thư ký đến giám đốc đến nguyên thủ quốc gia. Lãnh lương là lãnh giấy chứng nhận công lao, để mua thức ăn đồ dùng là trao giấy chứng nhận công lao của mình để nhận lấy món hàng được sản xuất với công lao tương đương của người bán.

Vì tiền được in ra vừa đúng nhu cầu của dân, cho dân, và vì dân, chớ không phải cho hay vì tư lợi nào hết, cũng như hồi thời Ông Benjamin Franklin lúc Hoa kỳ còn là 13 thuôc địa phồn thịnh, nên trong có bốn năm tại chức mà ngoài việc chiến thắng lọan Miền Nam được Anh giúp tiền, và việc giải phóng bốn triệu người nô lệ, T.T. Lincoln đã thực hiện cho nước Mỹ những công tác vĩ đại như: xây dựng và võ trang một quân đội lớn nhứt thế giới lúc bấy giờ, biến Hoa-kỳ thành một nước kỹ-nghệ khổng lồ (industrial giant), kỹ nghệ thép (steel industry) được thành lập, một hệ thống hỏa-xa xuyên lục-địa được xây dựng, Bộ Canh Nông được thành lập để thúc đẩy việc chế tạo máy và dụng cụ làm ruộng rẻ tiền, một hệ thống đại học miễn phí được thành lập nhờ Land Grant College System, lập lên những bộ máy hành chánh cho các vùng Miền Tây, tăng mức sản xuất lao động (labor productivity) lên từ 50 đến 75 %. Tất cả những việc ấy thực hiện được là nhờ có một việc rất giản dị là chính chánh phủ phát hành tiền. Tức là cái đầu của con hydra tiền tệ đã bị T.T.Lincoln chặt.

Nhưng đến ngày 14-4-1865, thì một kịch-sĩ tên là John Wilkes Booth ám sát T.T. Lincoln trong lúc Ông đang xem tuồng hát Our American Cousin trong rạp hát Ford’s Theatre ở Washington. Thế là con hydra lại có cơ mọc đầu lại. Và đầu nó mọc lại thật, vì dân vẫn thích có tiền vàng nên tiền greenback mất giá dần dần đối với đồng tiền dollar vàng. Thì các nhà bank phát hành banknotes bảo đảm trả lại bằng vàng. Dân chúng tin nên dùng những banknotes đó như tiền thật, cho tới năm 1913 thì một con hydra mới xuất hiện nhờ luật Federal Reserve Act 1913.

III- Tân hydra chào đời.

H- : Tai sao có Luật đó?

Đ-: Vì năm 1907 xẩy ra một cuộc “Kinh Khủng Tài Chánh” (a Financial Panic) nên năm 1908 T.T.Theodore Roosevelt (1901-1909), vị T.T. thứ26 của Mỹ, cho thành lập cái National Monetary Commission để chỉnh đốn vấn đề tài chánh. Chủ tịch của Commission đó là Ông Nghị Sĩ Nelson Aldrich (bên ngoại của David Rockefeller Sr.). Ông Aldrich dẫn cả commission đi tour sang Âu-châu để nghiên cứu trong vòng hai năm. Rồi khi trở về, Ông lập lên, một cách hòan tòan bí mật, một nhóm bị gọi là “The First Name Club” vì cấm triệt để không được nhắc tới Last Name để cho đầy tớ và người làm, dù có nghe trộm được cũng không biết là ai, để nói lại cho người ngoài và báo chí biết là có những ai. Nhóm đó gồm có một số người được chọn lọc rất cẩn thận trong giới tài chánh và ngân hàng. Trong số đó người sẽ đóng vai quan trọng nhất là Ông Paul Warburg (1868-1932) người gốc Đức di cư sang Mỹ năm 1904, được quốc tịch Mỹ năm 1911, và là thành viên của ngân hàng Kuhn, Loeb and Company Bankers ở New york (thuộc vào tài sản của Rothschild).

“First Name Club” được triệu tập đến một hòn đảo nhỏ bé, riêng biệt và vắng vẻ có tên là đảo Jekyll Island, ở Georgia, họp trong chín ngày liên tiếp, để viết một dự luật cải tổ hệ thống nhà bank và luật pháp tiền tệ (the banking and currency legislation) sẽ trình cho Congress.

H-: Trong dự luật có cái gì là đặc biệt?

Đ-: Có rất nhiều cái đặc biệt. Trước hết là cái tên: vì dân đã quá ghét. nên phải tránh cho kỳ được cụm-từ “Central Bank “ rồi phải làm sao cho dân tưởng rằng cơ quan này là của chánh phủ, do nhân viên chánh phủ điều khiển vì vậy mà có danh từ “Federal” và “Reserve“ (chớ không phải là Central Bank) và có Governing Board mà ông chủ tịch là do T.T. bổ nhiệm, và trong đó có hai nhân viên chánh phủ, mà trong thực tế thì Governing Board không có điều khiển được chánh sách của cơ quan. Rồi phải dùng những danh từ mờ ám khó hiểu để che giấu thực ý: như trong Lời Mở Đầu (Preamble) của dự luật nói: Mục đích của luật là để cho FED có thể “cung cấp một thứ tiền co dãn” (to furnish an elastic currency) nghĩa là gì?

Trong thực tế nghĩa là tiền mà nhà bank đã có thì nhà bank có thể, tùy nghi, thổi phồng lên. Rồi như danh từ “tái chiết khấu “(rediscounting) nghỉa là gì? Trong thực tế nghĩa là: một kỹ thuật cho phép nhà bank dùng để tăng gia tiền hiện có trong quỹ của nó, bằng cách cho vay thêm mà không cần chờ cho tới khi các loan trước hết hạn. Kết quả là Luật cho phép một nhà bank trung ương tư (a private central bank) tạo ra tiền từ chỗ không có gì hết (create money out of nothing) rồi cho chánh phủ vay số tiền đó để lấy lời và kiểm soát sự cung cấp tiền cho quốc gia bằng cách bơm phòng nó lên hay hút bớt nó xuống tùy theo ý muốn (control the national money supply, expanding or contracting it at will.)

H-: Thế mà không có Ông Nghị sĩ hay Dân biểu nào thấy sao?

Đ-: Có chớ. một số thấy và la làng lên .Như ở Hạ Viện Dân Biểu Charles Lindbergh Sr. (bố của phi công trứ danh Lindbergh) nói:” Luật tạo ra FED là một cái tội pháp luật tệ hại nhứt của mọi thời đại Hệ thống tài chánh đã bị lật lại cho một nhóm ngừơi chỉ có biết lợi dụng Hệ thống là của tư-nhân, được hướng dẫn về mục tiêu duy nhứt là lấy cho được những cái lợi tối đa từ việc xử dụng tiền của người khác “.

Và cũng còn một số dân biểu và nghị sĩ khác nữa la làng lên nhưng họ không đủ để đánh bại số dân biểu và nghị sĩ đã bị mua chuộc, đúng như lời của một người trong nhóm Rothschild ở London nói với một hội-viên của nhà bank ở New York ngày 25-6-1863 rằng: “Số nhỏ người hiểu cái hệ thống là gì, thì, hoặc là vì thấy có lợi cho mình, hoặc là vì đã tùy thuộc vào những ân huệ đang được hưởng, nên sẽ không có sự chống đối từ những hạng người đó. Còn nhóm đa số người không có đủ trí khôn để hiểu, thì sẽ chịu cái gánh nặng mà không than phiền”

Bởi vậy cho nên ngày 18-9-1913, dự luật được Hạ Viện chấp thuận với 287 phiếu thuận và 85 phiếu chống, rồi lên Thượng Viện thì ngày 19-12-1913, dự luật được chấp thuận với nhiều sửa đổi bằng 54 phiếu thuận và 34 phiếu chống. Đến đây lại có một việc lạ nhứt chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử của HCQHK, là trong cái bản văn của dự luật ở Hạ Viện có cho tới 40 điểm mà Thượng Viên không đồng ý nên đã sửa lại. Thì sau khi Thượng Viên biểu quyết, hai Viện phải ngồi chung lại để sữa lại sao cho cả hai bên đều đồng ý. Thế mà việc đó được thực hiện chỉ có trong một weekend. Cho nên ngày Thứ Hai 22-12-1913 dự luật được biểu quyết ở Hạ Viện với 282 phiếu thuận và 60 phiếu chống rồi cùng ngày, sang Thượng Viện được chấp thuận luôn với 43 phiếu thuận và 23 phiếu chống. Và T.T. Woodrow Wilson (1913-1921), vị T.T.thứ 28 của Mỹ ký thành Luật ngày hôm sau Thứ Ba 23-12-1913.

Tất cả những việc ấy xẩy ra một cách hết sức mau lẹ và trái ngược với tục lệ và truyền thống của Quốc Hội và của Chánh Phủ Mỹ là không bao giờ Lập Pháp Congress (Thượng và Hạ Viện) thảo luận và biểu quyết một Dự Luật vào lúc gần Noel, để cho Congress “recess” (thường thường là kể từ 15, 17 Dec.) và các Nghị Sĩ và Dân Biểu về quê của mình ăn mừng Christmas và New Year, và không bao giờ Hành Pháp (Chánh Phủ) ký một Đạo Luật vào Noel để cho T.T. về nhà riêng hay “ranch” của mình ăn mừng Christmas và New Year. Thế mà kỳ này Thượng Viên hợp lại, thảo luận, và biểu quyết ngày Thứ Sáu 19 Dec. Rồi cả hai viện làm việc với nhau weekend 20-21 Dec, để ngày Thứ Hai 22-Dec cả hai viện, hợp lại, thảo luận và biểu quyết dự luật, và ngày Thứ Ba 23 Dec. T.T. ký thành Luật.

Dân Biểu Lindbergh nói ở Hạ Viện: “Dự luật này thành lập cái “trust” khổng lồ nhất trên thế giới. Khi mà T.T. ký cái dự luật này (thành Luật), thì cái chánh phủ vô hình của Mãnh Lực Tiền Tệ sẽ được hợp-pháp-hóa. Dân chúng có thể không biết chuyện đó ngay, nhưng mà rồi sự biết được chuyện chỉ được dời lại vài năm sau mà thôi”. Trong lúc đó thì báo chí (đã ở trong tay của “Mãnh Lưc Tiền Tệ”) thì ca tụng hết lời. Báo New York Times viết bằng chữ lớn ở trang đầu: “Tổng Thống Wilson ký Dự Luật Tiền Tệ Sự phồn thịnh được tự do và sẽ giúp mọi giai câp.

H-: Thế là con hydra được khai sanh là đứa con hợp pháp của HCQHK để lớn lên với đất nước?

Đ-: Hay đúng hơn thì phải nói “để lớn lên với đứa em song thai”.

H-: Nói gì lạ vậy, đứa em song-thai nào?

Đ-: Khi nhóm của Nghị Sĩ Nelson Aldrich có Ông Paul Warburg chuẩn bị viết dự luật FED để trình cho Congress, họ đã tiên đóan rằng với sự áp dụng luật này thì CPLB sẽ mắc nợ FED càng ngày càng nhiều nên phải tím cách làm sao cho phép chánh phủ đánh thuế vào dân để có tiền trả nợ cho FED. thì họ kèm theo dự luật FED một Tu-Chỉnh Hiến Pháp (là the Sixteenth Amendment) cho phép CPLB đánh thuế income tax vào dân. Lúc ấy bản văn của Tu-Chỉnh chỉ có một trang giấy và nguyên Bộ Luật về thuế má chỉ có14 trang mà bây giờ thì nó dày đến 17,000 trang, cũng như nợ của chánh phủ do FED gây ra lớn lên từ số không cho tới bây giờ là $8.5 trillion.

H-: Bộ trước đó dân không phải đóng income tax cho CPLB sao?

Đ-: Không, trước 1913, dân chỉ đóng thuế income cho Tiểu Bang của mình mà thôi.

H-: Đã được hợp-pháp-hóa rồi, con hydra còn phá phách gì nữa không?

Đ-: Nói là phá phách thì không hẳn là phá phách, nhưng khi được hợp-pháp-hóa rồi thì FED hoạt động tích cực hơn, nên gây tai nạn cho dân.

H-: Tai nạn gì?

Đ-: Cuộc Đại Khủng Hoảng (The Great Depression) năm 1930.

H-: Bằng cách nào?

Đ-: Bằng cách tạo ra tiền “out of nothing” qua trò ảo-thuật “loan”. Để khuyến khích dân vay tiền, nên FED hạ thấp bách phân lời (% interest) thì dân ùn ùn vay loan và loan để có tiền tiêu xài thả ga. Thì nhà bank thảy vào nền kinh tế quốc gia một số tiền khổng lồ, tạo ra một cuộc lạm phát (inflation). Rồi nói là để kềm hảm sự lạm phát, thì lại siết chặt việc cung cấp tiền, thu hồi các loan đả phát ra, không cho vay loan mới, thì dân thiếu nợ phải vội vàng bán nhà cửa ruộng đất để trả nợ, nên những người có liên hệ với “Mãnh Lực Tiền Tệ (Monetary Power) có tiền mua những bất động sản ấy với giá rẻ mạt. Còn con cháu những người thiếu nợ thì trở nên vô gia cư vô nghề nghiệp đi lang thang thất thểu ngoài đường như hồi Mỹ còn là 13 thuộc địa dưới thời các vua George II và vua George III, trước ngày Cách Mạng Mỹ (American Revolution) năm 1774. Nhưng nhờ chánh sách “New Deal” của T.T.Franklin D.Roosevelt (1933-1945) vị T.T. thứ 32 của Mỹ, và việc lập lên cái FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation) mà tình thế trở lại yên ổn. Giáo sư Milton Friedman, Nobel Prize về kinh tế, viết: “Nhứt định là FED đã gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng vì thu rút lại một phần ba (1/3) số tiền đang lưu hành từ năm 1929 tới năm 1930”.

Còn Ông Louis T. McFadden Chủ tịch The House Banking and Currency Commttee, thì nói: “Cuộc khủng hoảng không phải là bất ngờ ngẫu nhiên mà là một việc được trù liệu rất cẩn thận … Những chủ nhà bank quốc tế tìm cách đem đến đây sự thất vọng để rồi họ có thể trở thành nhưng kẻ ra lệnh cho tất cả chúng ta”

H-: Thế rồi kể từ đó không có Ông T.T. nào dám đụng tới FED nữa?

Đ-: Có chớ, T.T. John F. Kennedy, (1961-1963) vị T.T. thứ 35 của Mỹ. Ngày 4-6-1963 T.T. Kennedy ký một Hành Pháp Lệnh (an Executive Order số 11110) cho phép CPLB phát hành tiền mà không phải qua FED bằng cách cho phép Bộ Tài Chành The Treasury phát hành những giấy chứng nhận bạc đối với mọi thoi bạc, bạc, hay là mọi dollar dựa trên bản vị bạc của Bộ (the power to issue silver certificates against any silver bullion, silver or standard silver dollars in the Treasury) Nghĩa là một khi Bộ Tài Chánh có trong kho một ounce bạc nào, thì Bộ có quyền phát hành ra một giấy bạc để lưu hành trong nền kinh tế. Như vậy T.T.Kennedy đã tung ra $4.3 tỷ dollars cho lưu hành. Thì FED bank của New York sẽ phá sản, vì dân chúng biết rằng các giấy chứng nhận bạc (silver certificates) của Chánh Phủ được bạc yểm trợ (backed by silver) chớ giấy bạc của FED (Federal Reserve Notes) không có cái gì yểm trợ hết. Lệnh số 11110 nói trên còn giúp chánh phủ trả hết nợ của mình mà không phải qua FED để trả tiền lời, do FED tạo ra tiền out of nothing. Tức là trên thực tế Lệnh sô 11110 cho CPLB quyền tạo ra tiền của mình có bạc yểm trợ, đúng theo Điều I, Phần 8 của Hiến Pháp Hoa Kỳ.

Năm tháng sau, ngày 22-11-1963, T.T.Kennedy bị tên Lee Harvey Oswald ám sát và tên này hai ngày sau bị Jack Ruby (Rubenstein) giết chết trong Dallas Police Station.

H-: Như thế thì phải chăng là một nhóm tài phiệt cai trị xứ này vì người ta hay nói: “Ai nắm được tiền là nắm được quyền” phải không?

Đ-: Tôi không dám trả lời là phải hay là không (yes or no) vì tôi không đọc được sách nào nói rõ là đã có một tòa án nào kết án một người nào trong giới Mãnh Lực Tiền Tệ (the Monetary Power) hay một vị nào trong nhóm những Nam Tước Trộm Cắp (the Robber Barons) về tội dùng tiền của mình mua được quyền thế. Cho nên tôi xin để cho quý bạn đọc mỗi người kết luận theo ý kiến của mình.

Tôi chỉ xin phép nhắc lại lời nói của Ông Nathan Rothschild hồi năm 1838: “Để cho tôi phát hành và kiểm soát tiền của một quốc gia, thì tôi cóc cần biết ai viết luật pháp”, và tôi cũng xin phép nhắc lại số phận của những vị Tổng Thống đã có gan dám chặt đầu con hydra tiền tệ: T.T.Andrew Jackson bị mưu sát, T.T.Abraham Lincoln và T.T.John F.Kennedy bị ám sát.

Tài liệu được tham khảo:

The Web of Debt by Ellen Hodgson Brown, nxb Third Millennium, Baton Rouge, 2007

http://www.webofdebt.com

The Secrets of the Federal Reserve by Eustace Mullins nxb Bankers Research Institute Staunton, 1993

Modern Money Mechanics published by the Federal Reserve Bank of Chicago, now out of print: http://landru.i-link-2.net

The Federal Reserve is a privately owned corporation by Thomas D. Schauf. 11-28-98 in http://www.apfn.org/

NLV
2009