Saturday, December 26, 2020

Lão hòa thượng dạy bảy cách bố thí không tốn một đồng lại được may mắn cả đời

Có một câu chuyện kể về cuộc đối thoại giữa một vị lão hòa thượng và một người dân thường như thế này:

Một ngày nọ, có một người đàn ông chạy đến trước mặt vị lão hòa thượng. Anh ta vừa khóc vừa kể lể: "Thưa thầy, vì sao con làm việc gì cũng đều không thành công?".

Lão hòa thượng trả lời anh ta rằng: "Điều này là bởi vì ngươi không học được bố thí!" (Bố thí ở đây được hiểu là cho, quyên tặng, thực hành…)

Người đàn ông lại nói: "Nhưng con chỉ là một người nghèo đói thôi ạ!"

Lão hòa thượng nghe xong lại nói với anh ta rằng: "Cũng không phải là như vậy! Một người cho dù là không có tiền cũng vẫn có thể cho người khác bảy thứ:

1. Bố thí bằng vẻ mặt: Ngươi có thể cho người khác vẻ mặt tươi cười niềm nở.

2. Bố thí bằng lời nói: Ngươi có thể cho người khác những lời cổ vũ khích lệ, lời an ủi, lời khen ngợi, lời khiêm tốn và lời nói ấm áp.

3. Bố thí bằng tấm lòng: Hãy mở rộng tấm lòng và đối xử chân thành với người khác.

4. Bố thí bằng ánh mắt: Hãy dùng ánh mắt thiện ý để nhìn người khác.

5. Bố thí bằng hành động: Dùng hành động để đi giúp đỡ người khác.

6. Bố thí bằng chỗ ngồi: Khi đi xe hay thuyền, có thể đem chỗ ngồi của mình tặng cho người khác.

7. Bố thì bằng nơi ở: Đem phòng ở trống không sử dụng cho người khác nghỉ ngơi".

Cuối cùng, lão hòa thượng lại nói: "Vô luận là ai, chỉ cần dưỡng thành bảy thói quen này thì vận may sẽ đến với người đó "như hình với bóng!".

Lão hòa thượng khuyên bảo chúng ta rất nhiều cách để thực hành bố thí chỉ cần dùng tâm là có thể làm được. Ví như trong cuộc sống hàng ngày, mưu sinh kiếm tiền nuôi gia đình, kỳ thực đây cũng là một dạng "bố thí".

Nếu như bạn đang ở trong mê, cảm thấy mình đang "làm trâu làm ngựa" kiếm tiền trả khoản nợ nào đó cho gia đình. Và vì thế mà trong lòng bạn ôm giữ một nỗi oán giận thì bạn sống sẽ rất khổ!

Chỉ cần bạn thay đổi ý niệm, biết rằng nuôi gia đình chính là bạn đang bố thí cho người khác, bạn đang làm việc tốt nuôi dưỡng gia đình. Khi ấy trong lòng bạn sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng và vui vẻ!

Đừng tưởng rằng chỉ có đến chùa bỏ một chút tiền vào đó thì mới là bố thí. Kỳ thực nhiều người không hiểu rằng, trong cuộc sống hàng ngày, hết thảy việc bạn đang làm đều là bố thí, là nuôi dưỡng! Đơn giản như, bạn sửa sang dọn dẹp lại nhà cửa sạch sẽ khiến cho gia đình sống được thoải mái thì đó cũng là bạn đang bố thí đối với mọi người trong gia đình.

Hay bạn tận tâm tận lực làm việc ở sở làm thì cũng là một cách bố thí đối với công ty và nuôi dưỡng xã hội…Nếu như bạn có thể khởi ý nghĩ này trong tâm thì bạn sẽ sống được tự tại. Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!

(Theo daikynguyenvn.com)

Thursday, December 24, 2020

CÁI TÔI

- Bỏ dấu ^ thì là Toi,

- Thêm dấu sắc là Tối,

- Thêm dấu huyền là Tồi,

- Thêm dấu nặng là Tội.

Bởi thế nên:

- Nếu ta không biết mình là ai thì là Toi,

- Nếu ta không chịu hạ mình học hỏi thì là Tối,

- Nếu ta không giúp người lúc khó khăn thì là Tồi,

- Nếu ta không làm điều đúng đắn thì là Tội (lỗi).

Kiểu gì cũng phải quản lý thật tốt CÁI TÔI của mình rồi mọi sự tự khắc trở nên đơn giản hơn rất nhiều

 

(Sưu tầm từ mạng lưới điện toán toàn cầu internet)

Sunday, December 20, 2020

MÓN QUÀ QUÝ GIÁ !!!

Tôi muốn bắt đầu câu chuyện này bằng hai từ ngày xửa ngày xưa...Ngày xửa ngày xưa... có một người nhà giàu, rất giàu. Sự giàu có bắt đầu từ một cơ may - hồi đó, khi còn là cậu bé nghèo khổ chỉ mong được ăn no, ông đã được một người tốt bụng đưa về nhà nuôi nấng và cho ăn học.

Ông thường kể lại chuyện này cho con cái nghe nhưng các con ông cười cho rằng đây chỉ là một trong những bài học đạo đức của ông mà thôi.

Rất bận rộn nhưng tuần nào cũng vậy, ông dành ra một buổi tối ăn mặc như một người lao động bình thường và đi dạo. Nói là đi dạo nhưng thật ra là ông tìm gặp những ai cần giúp đỡ, ngay cả kẻ trộm cắp ông cũng không từ chối vì nghĩ rằng biết đâu sự giúp đỡ của mình sẽ là một cơ hội cho kẻ muốn hoàn lương.

Một tối mùa đông, như thường lệ ông đi trên đường. Ngang qua công viên ông dừng lại vì chợt thấy dáng vẻ của một chàng trai sao mà thiểu não quá. Cùng với bộ áo quần tỏ rõ sự nghèo nàn là nỗi tuyệt vọng lồ lộ.

- Chào cháu, có chuyện gì vậy?

Câu hỏi êm ái của ông khiến chàng trai rùng mình. Cái rùng mình trong bóng tối của đêm đông khiến trái tim nhân hậu của ông đau nhói. Ông rất biết giới hạn của mình. Tiền bạc, ông không thiếu. Một công việc, ông sẵn sàng mở rộng cửa các nhà máy của mình cho bất kỳ ai cần một công việc. Nhưng nếu là một căn bệnh hiểm nghèo thì... Ông đã từng cho người ta tiền không phải để có cuộc sống mong ước mà là để mua một cái quan tài.

- Cháu không thể nói gì với ta sao?

Giọng chàng trai đẫm nước mắt:

- Cháu yêu...

A, ông có thể hiểu được. Đôi trẻ thiết tha yêu thương nhưng mẹ cha nhất định ngăn cản bằng cách thách chàng trai một đám cưới linh đình? Ông mỉm cười:

- Ta sẽ tặng cháu tất cả những gì nhà gái muốn.

- Không... Không ai có thể - Giọng chàng trai tuyệt vọng.

- Ta có thể.

Câu trả lời tự tin và quả quyết của ông chỉ khiến chàng trai lún sâu thêm trong cay đắng:

- Ông trời cũng không thể làm được gì. Tối nay, cháu và nàng hẹn gặp nhau lần cuối tại đây. Rồi sau đó...

Giờ thì đến phiên ông rùng mình - rồi sau đó...

- Nhưng cái gì là không thể? - Ông gặng hỏi.

- Cha mẹ nàng chẳng đòi hỏi gì cả ngoài việc cháu phải đưa cha mẹ đến thăm nhà gái.

- Ơ, một thách cưới thật khắt khe. Như ta đây, nếu nhà gái đòi con trai ta phải đưa mẹ nó đến thì ta biết làm sao khi mẹ nó đã qua đời từ lâu.

- Không phải vậy - chàng trai kêu lên - cháu không biết cha mẹ mình là ai. Tự nhiên mà lớn lên... Tự nhiên mà có trên đời... Làm sao họ dám gả con gái cho một kẻ chẳng có gốc tích?

Ông đặt tay lên vai chàng trai và cảm nhận được toàn bộ sức nặng của cuộc sống trĩu trên đôi vai non tơ này. Có tiếng chân rón rén bước đến gần và một cô gái xuất hiện. Dù cô đang mặc một cái áo dày sụ của mùa đông và cái mũ len trùm xuống che khuất cả nửa khuôn mặt, ông vẫn nhận ra cô thật xinh xắn và đang đau khổ đến nhường nào. Ông nhìn thấy rõ vẻ ngạc nhiên trên mặt cô dù trời tối. Một ý nghĩ thoáng qua đầu... Ông mỉm cười:

- Chào con.

Cô gái đưa tay lên miệng để che một tiếng kêu kinh ngạc, còn chàng trai thì sửng sốt. Ông thấy mình còn xúc động hơn cả đôi trai gái:

- Nếu hai con không chê có một người cha như ta.

oOo

Đám cưới diễn ra vô cùng vui vẻ. Cha mẹ cô dâu càng lúc càng quí chú rể bởi vì cha chàng không những thật lịch sự mà còn rất hiểu biết, ông nói chuyện về công việc lao động chân tay như một người cả đời gắn bó với nó vậy.

Nhưng điều đáng nói là những chuyện sau đám cưới. Một người khách đến dự tiệc rồi về là chuyện thường, còn đây là cha của chú rể. Nhìn những điều không dám thốt thành lời trong mắt đôi trai gái đang tràn trề hạnh phúc, ông chẳng thể làm gì khác hơn là đóng trọn vai diễn của mình. Thăm họ hàng và cùng nhau ra biển lưới cá... Con trai ông không phải dân biển nên rất vụng về, nhưng điều đó không khiến niềm vui giảm đi.

Mất một tuần ông không đến văn phòng làm việc.

Rồi mọi chuyện cũng kết thúc êm đẹp. Đôi vợ chồng mới cưới lưu luyến tiễn ông từ làng chài ra đến thị trấn và từ đây ông sẽ lên tàu. Lúc này không có ai, chỉ có ba người với nhau, không cần phải đóng kịch. Nhưng làm sao có thể xưng hô khác được nữa?

- Chúng con chào cha.

- Chào hai con.

Sự trở về của ông làm cả công ty nháo nhác. Người thì tưởng ông gặp tai nạn mất xác, người tưởng ông bị bắt cóc và đang đợi cú điện thoại đòi tiền chuộc. Có người còn thì thầm rằng các con ông đang tìm kiếm di chúc...

oOo

Ông vẫn mỗi tuần một buổi đi trên đường để tìm kiếm và chia sẻ với người không may. Khi là một tấm chăn bông ấm áp cho kẻ đang run rẩy, khi thì tháo chiếc nhẫn trên tay tặng người cơ khổ...

Một năm trôi qua, mùa đông lại đến. Một tối khi ngang qua công viên, ông chợt nghe tiếng gọi vui mừng:

- Con chào cha!

Ông nhận ra ngay là chàng trai hôm nào. Dù không thể nhớ mặt tất cả những người ông đã giúp nhưng chàng trai này là một kỷ niệm đặc biệt: chưa có ai cầu xin ông một điều tương tự vậy.

- Chào con.

- Mấy hôm nay ngày nào con cũng đến đây. Con mong được gặp cha.

- Để làm gì?

- Vợ con mới sinh em bé. Ông bà ngoại mời ông nội đến ăn mừng mẹ tròn con vuông.

Giọng chàng trai đầy hi vọng đồng thời cũng rất ngập ngừng. Quả là chàng mong muốn nơi một ông già gặp gỡ tình cờ một điều hơi quá đáng! Nói xong, nhìn thấy đôi mắt nhướng lên vì kinh ngạc của ông thì chàng trai vội vàng tiếp ngay:

- Con cũng định là nếu không gặp được cha thì sẽ nói với ông bà ngoại là ông nội đang bệnh nặng.

- Chẳng ai muốn mình là người đang bị bệnh nặng cả, con trai - ông nói với một nụ cười tươi tắn trên môi - Biết tặng cháu nội món quà gì đây?

oOo

Ông bà ngoại tíu tít mừng vui khi ông đến. Còn phải nói, làng chài nhỏ bé mấy khi có khách xa về. Không phải chỉ ông bà ngoại mừng mà như là cả họ mừng vui. Hôm nay nhà này mời ông ăn một bữa, ngày mai nhà khác mời... Cứ như vậy nhà nào cũng kéo ông đến. Lần thứ nhất là sau tiệc cưới, và đây là lần thứ hai ông được bao nhiêu người mời mọc mà không phải là để nhờ cậy một điều gì. Họ nấu những con cá con tôm tươi hiếm hoi trong mùa đông và rất sung sướng khi thấy ông ngon miệng; để mừng cháu nội ông kháu khỉnh, mừng con dâu ông khỏe mạnh, mừng con trai ông đáng mặt nam nhi làng chài, vậy thôi. Họ không biết ông là ai nên không dạ thưa, không cố gắng làm ông hài lòng, không điệu bộ, không kín đáo quan sát đợi ông cau mày là vội dọn thay món khác, không chuẩn bị trước đến lúc này thì thế này và tí nữa thì thế kia... Tất cả thật giản dị như vốn là như vậy. Ông ăn và uống rượu chiết từ một cái can nhựa thật to được mua về cho tất cả mọi người cùng uống.

Ông hít thật sâu làn không khí mằn mặn của biển, thấy lòng dâng một niềm vui khó tả, và ông thấy hãnh diện khi nhìn thấy ánh mắt mọi người nhìn con trai của mình lúc nói về anh. Chỉ một năm thôi mà anh đã trở thành một trong những người đi biển giỏi nhất làng chài này. Có một đứa con trai đáng mặt nam nhi thật không dễ, ông hiểu sâu sắc điều này.

- Rảnh rỗi ông lại về thăm cháu nhé.

Câu nói và những cái vẫy tay lưu luyến khiến ông xúc động. Ông chợt thấy có lỗi khi lừa dối những con người hồn hậu chân thành như vậy. Nhưng biết làm sao đây? Nhất là khi tất cả đang rất hạnh phúc. Tất cả, đúng vậy! Đêm, nằm trong ngôi biệt thự tiện nghi của mình, ông chợt nhớ ra các món cá hơi mặn, dân chài thường ăn mặn. Bác sĩ nói quả thận của ông sẽ gặp phiền toái nếu ông ăn mặn, nhưng tại sao lúc đó ông không hề thấy đau nhức như lẽ ra? Làm sao mà ông đã ăn hết tất cả một cách ngon lành?

oOo

Cho đến một ngày... bé Bi vòng đôi tay nhỏ xíu qua cổ ông, miệng bập bẹ gọi "Ông ội ơi..." thì ông nhận ra mình đến đây không chỉ vì chàng trai, không phải vì trách nhiệm tình cờ số phận sắp đặt. Ông đến đây vì bản thân mình muốn. Mỗi lần chìa má cho bé Bi hôn, ông thấy lòng trào lên niềm xúc động lạ lùng. Bước chập chững vấp vào ngưỡng cửa, bé òa khóc giơ hai tay về phía ông tin cậy.

Ông muốn cho bé tất cả những tiện nghi mà cháu nội của ông được hưởng nhưng rồi ông không dám mang tới làng chài gì khác ngoài túi bánh qui, cái khăn len, hộp sữa...

Ông sợ. Phải, ông sợ...

Nếu biết ông là tỉ phú thì chuyện gì sẽ xảy ra? Một khoảng cách mênh mông đẩy những con người hồn hậu của làng chài ra xa tít tắp, mình ông cô đơn bên này với bao qui tắc, có qui tắc ông phải chấp nhận và có qui tắc do chính ông đề ra. Hơn vậy nữa, họ sẽ biết những đứa con của ông là như thế nào. Và... sẽ giống như những nơi ngày ngày ông đi qua, rập khuôn những lời nói, những kiểu dáng cung kính và những tính toán lợi lộc. Tệ nhất là con trai và con dâu của ông sẽ thay đổi, tiền bạc và quyền hành sẽ làm biến đổi tất cả, ông quá rõ như vậy.

Không, để có những phút giây êm đềm ở làng chài này, để có gia đình êm ấm này, ông vẫn hãy là ông nội thôi. Ông cảm thấy bứt rứt trước những món quà đẹp muốn cho bé Bi mà đành phải thôi. Nhìn bé chơi với những viên sỏi, những vỏ ốc, những cái nắp hộp bằng thiếc... ông quyết định khi bé đến tuổi đi học sẽ nói thật và đưa bé vào một trường danh tiếng nhất.

oOo

Chưa kịp thực hiện thì ông ngã bệnh. Nguy kịch đến nỗi báo chí và truyền hình ngày nào cũng đưa tin và tung ra những dự đoán cho tương lai của cơ nghiệp mà ông dày công xây đắp.

Quanh ông là những hàng rào người: bảo vệ, các cộng sự, bác sĩ, luật sư, phóng viên, những kẻ thừa kế hàng thứ nhất, họ hàng xa, họ hàng gần...

Giờ khắc tỉnh táo hiếm hoi, ông bình tĩnh truyền đạt những gì cần thiết và điều cuối cùng là gọi gia đình nhỏ của làng chài. Lệnh ban ra xong, ông cầu trời cho cuộc sống của mình đừng kết thúc trước khi kịp gặp. Nhưng ông không phải đợi một giây nào cả. Ngay lập tức họ xuất hiện trên ngưỡng cửa. Nghĩa là họ đã ở cạnh ông từ lâu lắm rồi. Làm cách nào vào được ngôi biệt thự của ông trong giờ khắc này? Không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu người ta thiết tha muốn thì luôn có một cách nào đó. Ông thấy lòng ấm áp. Nghĩa là họ đã nhận ra ông! Còn ông thì...

- Các con biết từ bao giờ? - Ông yếu ớt hỏi.

- Ngày đám cưới đã có người nhận ra... bác. Bác nổi tiếng như vậy, đặc biệt như vậy...

- Hãy gọi bằng cha như con vẫn thường.

Ông nói và cảm thấy hạnh phúc. Đúng vậy, hạnh phúc. Và tiếc nuối.

- Cha chưa làm được gì cho các con và bé Bi - giọng ông chỉ còn là tiếng thầm thì - Nhưng ta có một món quà...

- Cha đã cho con rất nhiều rồi - chàng trai nghẹn ngào.

- Ta đã làm gì đâu... - giọng ông yếu ớt và tràn đầy hối tiếc - Nếu ta biết con nhận ra ta là ai, hẳn ta đã...

- Cha đã cho con một người vợ hiền, cha đã cho con của con những kỷ niệm về ông nội, cha đã cho con một làng chài làm quê nhà... - chàng trai bật khóc - Cha đã cho con một cuộc đời.

Khuôn mặt người sắp chết ánh lên nét ngỡ ngàng. Ông muốn nói gì đó nhưng không kịp... Chàng trai áp khuôn mặt đầm đìa nước mắt vào lòng bàn tay của người đã thay đổi đời anh từ một tối mùa đông. Sau lưng anh, bé Bi trên tay mẹ mở to đôi mắt tròn xoe, kỷ niệm cuối cùng của bé về ông nội là trên khuôn mặt khép lại xanh xao hé nở nụ cười.

Nguồn : Sưu tầm

 

Saturday, November 21, 2020

Lên sáu

Tác giả: Tản Đà

Sách quốc ngữ,
Chữ nước ta.
Con cái nhà,
Đều phải học.
Miệng thì đọc,
Tai thì nghe.
Chớ ngủ nhè,
Chớ láu táu.
Con lên sáu,
Đang vỡ lòng,
Học cho thông,
Thầy khỏi mắng.

Trong trời đất,
Nhất là người.
Ở trên đời,
Hơn giống vật.
Con bé thật
Chưa biết gì
Còn ngu si
Phải dạy bảo
Cho biết đạo
Mới nên thân
Sau lớn dần
Con sẽ khá.

Ai đẻ ta?
Cha cùng mẹ.
Bồng lại bế,
Thương và yêu.
Ơn nhường bao,
Con phải ngẫm:
Áo mặc ấm,
Mẹ may cho.
Cơm ăn no,
Cha kiếm hộ.
Cha mẹ đó,
Là hai thân.

Hai thân là,
Là thân nhất,
Trong trời đất,
Không ai hơn.
Con biết ơn,
Nên phải hiếu.
Nghĩa chữ hiếu,
Đạo làm con,
Con còn non,
Nên học trước.
Đi một bước,
Nhớ hai thân.

Con còn nhỏ,
Có mẹ cha,
Lúc vào ra,
Được vui vẻ.
Con còn bé,
Mẹ hay chiều,
Thấy mẹ yêu,
Chớ làm nũng.
Đã đi học,
Phải cho ngoan,
Hay quấy càn,
Là chẳng hiếu.

Con còn bé,
Mẹ hay lo,
Ăn muốn cho,
Lại sợ độc.
Con ốm nhọc,
Mẹ lo thương,
Tìm thuốc thang,
Che nắng gió.
Con nghĩ đó,
Sao cho ngoan,
Hay ăn càn,
Là chẳng hiếu.

Anh em ruột,
Một mẹ cha,
Mẹ đẻ ra,
Trước sau đó.
Cùng máu mủ,
Như tay chân,
Nên yêu thân,
Chớ ganh tị.
Em coi chị,
Cũng như anh,
Trước là tình,
Sau có lễ.

Người trong họ,
Tổ sinh ra,
Ông đến cha,
Bác cùng chú.
Họ nội đó,
Là tông chi,
Cậu và dì,
Về họ mẹ.
Con còn bé,
Nên dạy qua,
Còn họ xa,
Sau mới biết.

Người trong họ,
Có bề trên,
Lạ hay quen,
Đều phải kính.
Có khách đến,
Không được đùa,
Ai cho quà,
Đừng lấy vội.
Ông bà gọi,
Phải dạ thưa.
Phàm người nhà,
Không được hỗn.

Con bé dại,
Mải vui chơi.
Muốn ra người,
Phải chăm học.
Miệng đang đọc,
Đừng trông ngang.
Học dở dang,
Đừng có chán.
Học có bạn,
Con dễ hay.
Mến trọng thầy,
Học chóng biết.

Dậy con biết,
Phép vệ sinh:
Ăn quả xanh,
Khó tiêu hoá.
Uống nước lã,
Có nhiều sâu.
Áo mặc lâu,
Sinh ghẻ lở.
Mặt không rửa,
Sinh u mê.
Đang mùa hè,
Càng phải giữ.

Các giống vật,
Thật là nhiều:
Như con hươu,
Ở rừng cỏ.
Như con chó,
Nuôi giữ nhà.
Con ba ba,
Loài máu lạnh.
Loài có cánh,
Như chim câu.
Còn loài sâu,
Như bọ róm.

Cây và cỏ,
Có khác loài,
Trông bề ngoài,
Cũng dễ biết.
Như cây mít,
Có nhiều cành.
Lúa, cỏ gianh,
Có từng đốt,
Còn trong ruột,
Lại khác nhau.
Vài năm sau,
Con biết kỹ.

Đá bờ sông,
Không sống chết,
Không có biết,
Không có ăn,
Không người lăn,
Cứ nằm đây.
Như đá cuội,
Như đá xanh,
Như mảnh sành,
Như đất thó,
Các vật đó,
Theo loài kim.

Các loài kim,
Tìm ở đất.
Nhất là sắt,
Nhì là đồng,
Làm đồ dùng,
Khắp trong nước.
Như vàng bạc,
Càng quý hơn,
Đúc làm tiền,
Để mua bán,
Ai có vạn,
Là người giàu.

Vốn xưa là,
Nhà Hồng Lạc,
Nay tên nước,
Gọi Việt Nam.
Bốn nghìn năm,
Ngày mở rộng.
Nam và Bắc,
Ấy hai miền,
Tuy khác tên,
Đất vẫn một.
Lào, Miên, Việt,
Là Đông Dương.

Đầu trị nước,
Đức Kinh Dương.
Truyện Hùng Vương,
Mười tám chúa.
Qua mấy họ,
Quân Tàu sang.
Vua Đinh Hoàng,
Khai nghiệp đế.
Trải Đinh, Lý,
Đến Trần, Lê,
Nay nước ta,
Là nước Việt.

Chữ nước ta,
Ta phải học,
Cho trí óc,
Ngày mở mang.
Muốn vẻ vang,
Phải làm lụng,
Đừng lêu lổng,
Mà hư thân.
Nước đang cần,
Người tài giỏi,
Cố học hỏi,
Để tiến nhanh,
Vừa ích mình,
Vừa lợi nước.
Chớ lùi bước,
Lả kẻ hèn.

Đây là thơ giáo khoa do Tản Đà làm cho trẻ em lên sáu tuổi, viết năm 1919.
Nguồn: Lên sáu, Nghiêm Hàm ấn quán xuất bản, 1924

Saturday, November 14, 2020

Tám câu chuyện nhỏ chứa đựng bài học lớn

Có những câu chuyện tuy chỉ vọn vẻn mấy chữ nhưng lại có thể chứa đựng đạo lý sâu xa. Thế nên trong cuộc sống này, đôi khi lời ít ý nhiều, quan trọng ở sự cảm thụ của người nghe.

 

Câu chuyện thứ nhất
Ngày xưa, một cặp vợ chồng nọ đã phải đi gặp Thần Chết.
Vị Thần Chết nói: "Hai người các ngươi chỉ có thể sống một người, các người hãy oẳn tù tì, người thua thì phải chết".
Hai lần oẳn tù tì trước đó cả hai vợ chồng đều ra giống nhau; đến lần thứ ba, người chồng lại thua…Thần Chết thở dài nói: "Vốn dĩ chiếu theo lệ của ta, nếu như các ngươi ba lượt đều ra giống nhau, ta sẽ thả các ngươi ra, không muốn phải dùng đến lần thứ tư để phân thắng bại".
Nghe xong, người vợ ôm chằm lấy người chồng tấm tức mà rằng: "Đã nói là 3 lần đều cùng nhau ra búa, tại sao lần thứ ba tôi ra cái kéo thì anh lại ra bao."
Thực tế, đây chính là nhân tâm, là sự ích kỷ và ngốc ngếch của bộ phận một nhóm người, tính toán với người khác cuối cùng thành ra tính toán với chính mình. Khi người ngu ngốc muốn thua, kỳ thực anh ta đã thắng rồi. Cho nên, nếu lúc nào cũng lương thiện…thì bạn đã là người thắng cuộc! Làm người hãy luôn giữ trong tâm sự phúc hậu, lương thiện vậy.

Câu chuyện thứ hai
Một người lính bị quân địch tập kích, phải chạy trốn vào hang núi.
Khi quân địch đuổi theo sát sau lưng, anh ta đành trốn trong hang, thầm cầu nguyện kẻ địch không thể phát hiện ra mình. Đột nhiên, cánh tay anh ta cảm thấy nhồn nhột ớn lạnh, quay lại nhìn thì phát hiện ra một con nhện, anh ta định bóp chết nó nhưng đột nhiên sinh lòng thương cảm nên thả nó ra.
Không ngờ, nhện bò đến cửa hang dệt một mạng lưới mới. Quân địch đuổi tới hang núi thì thấy một mạng nhện còn nguyên lành, đoán rằng không có ai trong hang nên kéo nhau bỏ đi.
Thế nên, nhiều khi, đối xử tử tế người khác đồng thời cũng là đang giúp chính mình.


Câu chuyện thứ ba
Một hành giả hỏi lão hòa thượng: "Trước khi đắc Đạo, ngài làm gì?
Lão hòa thượng: "Đốn củi, gánh nước, nấu cơm".
Hành giả hỏi: "Vậy đắc Đạo rồi thì sao?"
Lão hòa thượng: "Đốn củi, gánh nước, nấu cơm".
Hành giả lại hỏi: "Vậy thế thì có gì khác với lúc chưa đắc Đạo?"
Lão hòa thượng: "Trước khi đắc đạo, khi đốn củi thì lo lắng đến gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ chuyện nấu cơm; đắc Đạo rồi, đốn củi thì cứ đốn củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì cứ nấu cơm".
Đại Đạo chí giản chí dị, tâm giản dị chính là Đạo.

 

Câu chuyện thứ tư
Một người đàn ông ôm chính đứa con khoảng 10 kg của chính mình thì sẽ không thấy mệt, vì đó là điều anh ta ưa thích; nhưng cũng người đàn ông này mà bảo anh ta ôm một hòn đã nặng 10 kg, anh ta chắc chắn sẽ kiên trì không được bao lâu.
Phàm một người không thích làm việc nào đó, thì dù anh ta có tài hoa hơn người, cũng không cách nào phát huy; còn một người một khi thích làm việc gì đó, thì anh ta sẽ phát huy hết năng lực của mình, làm cho cả anh cũng phải chấn động. Vì thế, một người không có thành tích gì, không nhất định là anh ta không có năng lực, rất có thể là vì không ưa thích mà thôi.

Câu chuyện thứ năm
Trong Thế Chiến II, một gia đình Do Thái bị bức hại, người con trai cả và trai út chia nhau ra đi tìm người giúp đỡ.
Người con trai cả đi tìm người từng giúp đỡ mình, người con trai út cậy đến những người bản thân từng được anh ta giúp đỡ. Kết quả là người con trai cả được cứu, người con trai út thì bị bán đứng.
Người yêu thương bạn sẽ một mực nguyện vì bạn mà phó xuất rất nhiều; người bạn yêu thương không nhất định sẽ nguyện ý vì bạn mà phó xuất. Trong cuộc sống này, những ai thật sự trung thành đối với bạn đều là những người yêu thương bạn, từng ban cho bạn ân huệ.


Câu chuyện thứ sáu
Quạ đen bay đến hướng đông, gặp được bồ câu. Cả hai đều đứng trên một gốc cây nghỉ ngơi, bồ câu thấy quạ đen bay rất vất vả, mới quan tâm hỏi han: "Anh muốn đi đâu vậy?"
Quạ đen căm giận đáp: "Kỳ thực ta không muốn rời đi, nhưng người dân nơi này đều ghét bỏ tiếng kêu không hay của ta".
Bồ câu mới tốt bụng nói: "Đừng phí sức, nếu như anh không thay đổi được tiếng kêu của mình, thì dù bay đến đâu, anh cũng đều sẽ không được hoan nghênh đâu".
Làm việc cũng thế, thay đổi mục tiêu không bằng thay đổi phương thức; thay đổi hoàn cảnh không bằng thay đổi chính mình.

Câu chuyện thứ bảy
Một con lừa vô ý rơi vào giếng cạn, mọi người nghĩ cách cứu nó nhưng không ai thành công; họ liền quyết định chôn luôn con lừa. Con lừa đau xót kêu to, nhưng khi bùn đất rơi xuống, nó lại bình tĩnh một cách bất ngờ.
Nó cố gắng đứng trên bùn đất đang rớt xuống ầm ầm và giẫm nát bùn đất dưới chân, cố gắng đứng cao hơn một chút. Cứ như vậy, nó theo bùn đất rớt xuống mà không ngừng lên cao. Cuối cùng, trong sự kinh ngạc của mọi người, con lừa bước ra khỏi giếng cạn.
Thời khắc mấu chốt có thể cứu bạn, thì chỉ có chính bạn thôi.

Câu chuyện thứ tám
Một người trẻ tuổi chán nản đi tìm kiếm sự thành công. Một triết gia bèn cho anh ta quả lạc và nói: "Hãy dùng sức nắn nó!"
Người trẻ tuổi dùng sức nắn nó; quả lạc bị vê nát, chỉ còn lại hạt bên trong. Triết gia lại bảo anh ta chà xát nó, kết quả chà xát ra được phần vỏ ngoài màu đỏ, chỉ còn lại phần hạt trăng trắng. Triết gia lại bảo anh ta tiếp tục chà xát nó, nhưng bất luận dùng sức thế nào, anh ta không thể vê nát được phần hạt trắng này.
Triết gia bèn nói: "Dù rằng nhiều lần trắc trở, nhiều lần thất bại, nhưng điều then chốt nhất là phải có được một trái tim kiên định".

(Theo Internet)

Sunday, November 8, 2020

LÁ RỤNG NƠI THIÊN ĐƯỜNG

Tác Giả: Thanh Kim Pham (SaigonEcho, 21 Tháng 7 Năm 2012)

Chiếc lá vàng, chỉ chờ một cơn gió nhẹ để trở về với lòng đất...
- Này ông,
- Gì, để tôi ngủ thêm tí nào
- Dậy đi, chở tôi ra chợ hoa bằng xe đạp đi
- Sao hôm nay bà lại giở giời thế này. Ra mua cái vé tàu điện ngầm mà đi chợ... Bà lão thân yêu ơi, cho tôi ngủ thêm tí nữa thôi mà...?
Lèm bèm, năn nỉ đủ cách mà chả được, ông cũng đành dậy.

Hai ông già bà cả đèo nhau trên cái xe đạp của thằng cháu. Thời buổi động một tí là người ta đi tàu ngầm, ô tô, hai ông bà trên cái xe đạp làm bao nhiêu người đi bộ phải ngoái nhìn.
- Lát ông phải mua hoa tặng tôi nhé.
- Ừ, mua cho bà 
một củ khoai ngay đây.
- Ơ, tôi bảo mua hoa cho tôi mà.
- Mua cho bà củ khoai để bà ngồi ăn, đỡ ngồi réo sau lưng tôi nữa.
Gió thổi dìu dịu theo những bánh xe quay. Tia nắng vàng chảy tràn những con phố thân thuộc. Bà dựa vào lưng ông, tận hưởng cảm giác bình yên thư thái. Những kỉ niệm xưa ùa về trong tâm trí, mờ ảo nhưng vẫn thật lung linh ấm áp. Những lần đưa đón, hẹn hò, giận dỗi... Ông im lặng, có lẽ ông cũng đang nhớ lại thuở đẹp đẽ xưa kia.

Hai ông bà ra chợ hoa, xong cũng chả mua gì. Ông thì không có hứng thú với hoa hoét, bà thì xem xem ngắm ngắm xong rồi cũng chả chọn hoa nào. Chợt ông bật cười:
- Cứ y như cách đây bốn chục năm ý nhỉ. Bà vẫn là cái đồ kiết xu như trước.
- Còn ông gạch ngói bốn mươi năm vẫn chẳng mòn.
Bà cười thật lớn. Nhưng thật sự bà đang cảm thấy rất mệt. Gần đây bà thường xuyên bị lả người và gầy đi rất nhiều. Chiếc lá vàng, chỉ chờ một cơn gió nhẹ để trở về với lòng đất...

Hôm nay là sinh nhật ông vì thế mà bà "giở giời" như vậy. Ở cái tuổi răng đã lung lay cả hàm thế này nói đến chữ “sinh nhật” có vẻ không hợp, và ở tuổi này thì còn ai mà nhớ đến ngày sinh nữa đâu. Nhưng bà có một linh cảm, có lẽ đây là lần sinh nhật cuối cùng của ông mà còn có bà ở bên...
- Cho ông hôm nay qua nhà mấy ông hàng xóm chơi điện tử đấy
- Thật á, bà lão hôm nay được ăn củ khoai xong nên tử tế hẳn

Bà dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng những món ăn ông thích nhất. Bà cũng ra hiệu bánh đặt một chiếc bánh gateau nho nhỏ. Cuối tuần, cả nhà đi vắng hết. Thế lại hay, bà muốn dành khoảng thời gian đặc biệt này với riêng mình ông. Đang chuẩn bị nốt nến để thắp bánh thì bà bỗng thấy tối sầm lại. Bà cố đi vào phòng, ra chiếc giường và nằm xuống nghỉ.
- Bà nó ơi, hôm nay tôi đánh thắng to nhé, các lão ấy bị tôi cho ăn hành tơi tả.

Không có tiếng trả lời, dự cảm chẳng lành, ông chạy ngay vào phòng của hai người và thấy bà đang nằm đó. Trông bà rất yếu.
- Bà nó ơi, bà sao thế?
- Ông... tôi mệt lắm... Ông ra chỗ bếp mang bánh sinh nhật và nến vào đây.
Lúc này ông mới nhớ ra hôm nay là sinh nhật mình. Ông cảm thấy điều gì đó không ổn, nhưng ông không hỏi nữa và ra bếp lấy bánh vào.
- Giờ tôi mới nhớ ra hôm nay là sinh nhật tôi đấy. Bà cầu kỳ thế này. Bà nó ơi, bà nó thấy mệt lắm à, để tôi gọi bác sỹ đến xem nhé.
Bà mỉm cười.
- Ông ơi... Tôi thấy mình đã đến lúc lên thiên đường rồi.
- Bà nói gì thế, đừng nói nữa! Chỉ vớ vẩn.
Ông thấy sợ hãi khi nghe bà nói thế

- Ông để tôi nói... Tôi làm những món ông thích nhất... và có cả bánh gateau nữa... Sinh nhật của ông lần cuối cùng mà tôi có thể ở bên... Tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi có ông bầu bạn từng ấy năm...... Ông ở lại mạnh khỏe và chăm lo cho con cháu nhé...
Nước mắt lăn dài. Ông biết là ngày này sẽ đến nhưng ông vẫn cảm thấy không trụ vững nổi khi đối mặt với giây phút đó. Ông cầm tay bà, run rẩy, và ông nói trong nước mắt.
- Bà lão ơi, làm sao tôi có thể ở lại mà không có bà...
- Tôi muốn... nghe... điều ước... trong sinh nhật... của ông...
Ông nghẹn ngào và tưởng chừng trái tim mình cũng đang rời khỏi cơ thể để đi theo người vợ thân thương.
- Gặp bà và chung sống với bà là mọi điều ước của tôi đã thành hiện thực rồi. Nếu có ước tôi chỉ ước được gặp bà sớm hơn, bà lão ạ.

Bà nở nụ cười cuối cùng và nhắm mắt...
Bà đã có một thiên đường ở trần thế này. Giờ chỉ là đi đến 
một thiên đường khác, và chờ ông ở đó...

Saturday, October 31, 2020

Cánh cửa không bao giờ khoá

Một cô gái 18 tuổi, cô cũng như hầu hết các thanh niên ngày nay - chán sống chung trong một gia đình nền nếp, chán lối sống khuôn phép của gia đình. Cô muốn rời khỏi gia đình:
- Con không muốn tin ông trời của ba mẹ. Con mặc kệ, con đi đây!
Thế là cô quyết tâm bỏ nhà đi, quyết định lấy thế giới bao la làm nhà mình. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, cô bị ruồng bỏ vì không tìm ra việc làm, cô phải làm gái đứng đường, đem thân xác, hình hài mình làm thứ mua bán, đổi chác. Năm tháng cứ thế trôi qua, cha cô qua đời, mẹ cô già đi và cô con gái ngày càng sa đọa trong lối sống của mình.
Không còn chút liên lạc nào giữa hai mẹ con trong những năm tháng ấy. Bà mẹ nghe đồn về lối sống của con gái mình, bà đã đi tìm con trong khắp thành phố. Bà đến từng nhóm cứu trợ với lời thỉnh cầu đơn giản:
- Làm ơn cho tôi chưng tấm hình ở đây!
Đó là tấm hình một bà mẹ tóc muối tiêu, mỉm cười với hàng chữ: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy về nhà đi con!".
Ngày tháng lại trôi qua, vẫn không có gì xảy ra. Rồi một ngày, cô gái đến toán cứu trợ nọ để nhận một bữa ăn cứu đói. Cô chẳng buồn chú ý đến những lời giáo huấn, mắt lơ đễnh nhìn những tấm hình và tự hỏi: "Có phải mẹ mình không nhỉ?".
Cô không còn lòng dạ nào chờ cho hết buổi lễ. Cô đứng lên, ra xem kĩ bức ảnh. Đúng rồi, đúng là mẹ cô và cả những điều bà viết nữa: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy về nhà đi con!". Đứng trước tấm hình, cô bật khóc.
Lúc đó trời đã tối nhưng bức hình đã làm cô gái xúc động đến mức cô quyết định phải đi bộ về nhà. Về đến nhà trời đã sáng tỏ. Cô sợ hãi khép nép không biết sẽ phải nói ra sao. Khẽ gõ cửa, cô thấy cửa không khoá. Cô nghĩ chắc có trộm vào nhà. Lo lắng cho sự an toàn của mẹ mình, cô gái trẻ chạy vội lên buồng ngủ của bà và thấy bà vẫn đang ngủ yên. Cô đánh thức mẹ mình dậy:
- Mẹ ơi, con đây! Con đây! Con đã về nhà rồi!
Không tin vào đôi mắt mình, bà mẹ lau nước mắt rồi hai mẹ con ôm chầm lấy nhau. Cô gái nói với mẹ:
- Mẹ à, con lo quá. Thấy cửa không khoá, con cứ nghĩ nhà có trộm!
Bà mẹ nhìn con âu yếm:
- Không phải đâu con à! Từ khi con đi, cửa nhà mình chưa bao giờ khoá. Mẹ sợ lúc nào đó con trở về mà mẹ không có ở đây để mở cửa cho con!
Và cô gái lại gục đầu vào lòng mẹ, bật khóc!
(Sưu tầm)

Sunday, October 25, 2020

BUÔNG CHO NHẸ

Câu chuyện ngắn này diễn ra trong một giảng đường, đúng hơn là một hội trường lớn ở một trường đại học nổi tiếng. Chắc rằng nhiều bạn đã đọc rồi, nhưng có hề chi nếu ta đọc lại trong đôi ba phút và sau đó rút ra một điều khiến ta nhẹ nhõm trong lòng ?

Một vị nữ giáo sư chuyên ngành Tâm lý học đang bước những bước chậm rãi trên một bục giảng trong một giảng đường sinh viên ngồi kín. Bấy giờ là giờ giảng về những nguyên tắc quản lý cảm xúc và kiểm soát căng thắng. Trên tay vị giáo sư có một ly nước. Chợt bà dừng lại đối diện với các sinh viên, tay nâng cao ly nước ngang trước mặt. Gần hết sinh viên trong khán phòng đều mong chờ một câu hỏi quen thuộc kiểu như : “Vơi hết một nửa rồi” hay “Còn đầy tới một nửa". Nụ cười trên môi, bà hỏi : “Các bạn có thể cho tôi biết ly nước tôi đang cầm nặng bao nhiêu không ?”

Nhiều tiếng hô to các câu trả lời của nhiều sinh viên : Các con số từ 300 gram cho đến 600, 700 hay 800 gram.

Giáo sư bấy giờ mới trả lời : “Theo tôi, trọng lượng tuyệt đối của cái ly này không đáng kể. Nặng bao nhiêu tùy thuộc vào thời gian tôi giữ nó. Nếu tôi giữ chiếc ly trong 1 hoặc 2 phút, thì nó khá nhẹ.. Nếu tôi giữ ly nước 1 giờ liền, trọng lượng của nó có thể làm tay tôi hơi đau. Nhưng nếu tôi cầm ly nước nguyên cả ngày, tay của tôi sẽ bị chuột rút, tê liệt, buộc tôi phải buông cái ly xuống. Trong mọi trường hợp trọng lượng của ly không thay đổi, nhưng tôi càng giữ lâu, càng thấy ly nước nặng hơn.

Trong khi cả lớp gật đầu đồng ý, bày tỏ sự tán thành, giáo sư tiếp lời : Những áp lực và muộn phiền, lo lắng của các bạn rất giống như ly nước này. Nghĩ về những căng thẳng lo âu ấy chốc lát thôi chẳng sao cả. Nghĩ về những chuyện đó lâu hơn, bạn bắt đầu thấy đau nhức. Nghĩ về chúng cả ngày, bạn sẽ thấy tê liệt hoàn toàn không làm được gì cho đến khi buông bỏ chúng khỏi tâm trí.

(Sưu tầm)

Friday, October 9, 2020

NHẬT KÝ SAU KHI CHẾT

- Vào một ngày, khi tôi không còn nữa, đứng cạnh thân xác đang nguội lạnh, cứng đờ tôi đã thấy...

Người ghét tôi, nhảy múa vui mừng

Người thương tôi, nước mắt rưng rưng.

- Ngày Động Quan...thân thể tôi nằm sâu dưới lòng đất mẹ hướng về trời tây.

Người ghét tôi, nhìn nấm mộ của tôi, niềm vui hiện rõ trên gương mặt.

Người thương tôi, chẳng nỡ quay đầu nhìn lần cuối.

- Ba Tháng sau, thân xác tôi đang dần trương sình, bốc mùi hôi thối, thuở còn sống tôi vô cùng ghét côn trùng, giờ đây giòi bọ đang nhăm nhi cái thân mà tôi cả đời nâng niu, tàn sát sinh mạng để cung phụng cho nó đủ thức ngon, mặc đẹp, đắp vào bao nhiêu tiền của.

- Một Năm Sau: thân thể của tôi đã rã tan…nấm mộ của tôi mưa bay gió thổi...ngày giỗ tôi, họ vui như trẩy hội, mở tiệc hội họp ca nhạc, ăn uống linh đình.

Người ghét tôi, lâu lâu trong buổi trà dư tửu hậu nhắc đến tên tôi...họ vẫn còn bực tức.

Người thương tôi, khi đêm khuya vắng lặng, khóc thầm rơi lệ tìm ai bày tỏ.

- Mười Năm Sau: Tôi không còn thân thể nữa, chỉ còn lại một ít xương tàn.

Người ghét tôi, chỉ nhớ mơ hồ tên tôi, họ đã quên mất gương mặt của tôi.

Người yêu thương tôi nhất, khi nhớ về tôi có chút trầm lặng. Cuộc sống xô bồ dần dần làm phai mờ đi tất cả.

- Vài Chục Năm Sau...nấm mộ của tôi hoang tàn không người nhan khói, quan tài nơi tôi nằm đã mục nát, chỉ còn một mảng hoang vu.

Người ghét tôi, đã già lú cũng quên tôi rồi.

Người yêu thương tôi nhất, cũng tiếp bước tôi đi vào nấm mộ.

- Đối Với Thế Giới Này...

Tôi đã hoàn toàn trở thành hư vô, không ai biết tôi từng tồn tại, bạn bè, đồng nghiệp, người thân, mỗi người một nơi, kẻ già, người chết, những gì tôi dùng đã mất, những gì tôi để lại rơi vào tay kẻ khác.

Tôi phấn đấu, hơn thua, tranh giành cả đời, cũng không mang theo được nhành cây ngọn cỏ. Tiền tài, gia sản mà tôi cố giữ, cố thủ đoạn, mưu mô để có cũng không mang được một phần hư danh, vinh dự hão huyền nào.

- Tôi nhận ra sống trên đời này, bất luận là giàu sang phú quý hay bần tiện nghèo nàn. Khi nhắm mắt, xuôi tay phải bỏ lại tất cả, trả hết cho đời. Cái ta mang theo được, chính là cái ta đã cho đi là đạo đức là tình thương. Bất giác tôi có chút ân hận, lòng lâng lâng một nỗi buồn khó tả, cứ da diết, da diết mãi không thôi.

Bao nhiêu phồn hoa, thoáng qua phút chốc. Trăm năm sau, chỉ còn lại một nắm cát vàng.

Cuộc đời như nước chảy hoa trôi, lợi danh như bóng mây chìm nổi, chỉ có tình thương ở lại đời.

(Sưu tầm từ internet)

Sunday, September 13, 2020

SỰ THẬT MỘT KIẾP NGƯỜI...!!!

- Một ngày rất ngắn, ngắn đến mức chưa nắm được cái sáng sớm thì đã tới hoàng hôn.

- Một năm thật ngắn, ngắn đến mức chưa kịp thưởng thức sắc màu đầu xuân thì đã tới sương thu.

- Một cuộc đời rất ngắn, ngắn tới mức chưa kịp hưởng thụ những năm tháng đẹp thì người đã già rồi.

Luôn luôn đến quá nhanh mà hiểu ra thì quá muộn, cho nên chúng ta phải học cách trân trọng: trân trọng tình thân, tình bạn, tình đồng nghiệp, tình yêu, tình vợ chồng, tình phụ mẫu, tình đồng loại...

Vì một khi đã lướt qua, thì khó có thể gặp lại.

️* Sau 20 tuổi thì đất khách và quê nhà giống nhau vì đi đến đâu cũng có thể thích ứng.

* Sau 30 tuổi thì ban ngày và ban đêm giống nhau vì mấy ngày mất ngủ cũng không sao.

* Sau 40 tuổi thì trình độ học vấn cao thấp giống nhau , học vấn thấp có khi kiếm tiền nhiều hơn.

* Sau 50 tuổi thì đẹp và xấu giống nhau vì lúc này có đẹp đến mấy cũng xuất hiện nếp nhăn và tàn nhang .

* Sau 60 tuổi thì làm quan lớn và quan bé giống nhau vì nghỉ hưu rồi cấp bậc giống nhau.

* Sau 70 tuổi thì nhà to và nhà nhỏ giống nhau vì xương khớp thoái hóa không thể đi được hết những không gian muốn đi .

* Sau 80 tuổi thì tiền nhiều và tiền ít giống nhau vì có tiêu cũng chẳng tiêu được bao nhiêu tiền.

* Sau 90 tuổi thì nam và nữ giống nhau vì không thể làm nổi chuyện gì nữa .

* Sau 100 tuổi thì nằm và đứng giống nhau vì đứng dậy cũng chẳng biết làm gì?

Vậy nên: Trước hay sau, trẻ hay già, giàu hay nghèo, sang hay hèn, quan hay dân dù là bất cứ ai đều giống nhau.

Hãy sống và giữ cho mình thứ tồn tại bất biến là : niềm tin, tình người và nhân nghĩa...!!!

(Sưu tầm)

Sunday, September 6, 2020

60 TUỔI TRỞ LÊN, BẠN DỰA VÀO AI?

Bản thân, bản thân, câu trả lời vẫn chỉ có thể là bản thân.

Có một chiếc nồi của riêng mình, trước lúc chết tuyệt đối không được vứt bỏ, có một người vợ(người chồng), hãy tận tâm đồng hành; có một cơ thể, hãy bảo trọng thật tốt; có một trạng thái tốt, hãy tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình!

Già rồi, chúng ta đã già rồi! Chỉ là sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc còn tỉnh táo, người già, mong đợi ai! Để bàn về chuyện này cần phân ra vài giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên

Sau khi nghỉ hưu độ 60-70 tuổi cơ thể còn tốt, có điều kiện. Thích ăn gì thì ăn nhiều một chút, muốn mặc gì thì mặc đẹp một chút, muốn vui chơi thì cứ thả sức vui chơi. Đừng tiếp tục hà khắc với chính mình, quảng thời gian thế này không còn nhiều, cần trân trọng nắm giữ. Luôn giữ trong mình một khoản tiền, giữ lại ngôi nhà, sắp xếp sẵn đường lui cuối đời.

Kinh tế của con mạnh là nỗ lực của các con, người con hiếu thuận là lòng cảm ân đối với phụ mẫu. Chúng ta không từ chối nhận tài trợ, chúng ta cũng không nên từ chối sự hiếu thuận từ các con. Nhưng cũng vẫn phải dựa vào bản thân mình là chính, tự có kế hoạch cuộc sống của mình.

Giai đoạn thứ hai

Sau năm 70 tuổi không bệnh không tật, cuộc sống vẫn có thể tự chăm sóc bản thân, điều này không phải vấn đề to tát gì, nhưng lúc này đây đã thực sự ý thức, bản thân già thật rồi, dần dần thể lực và tinh lực đều không còn được như trước, phản ứng càng ngày càng tệ hơn, ăn uống chậm chạp - tránh bị nghẹn, đi đứng từ từ - tránh bị ngã. Bạn không thể tiếp tục dũng cảm, cần để ý chăm sóc bản thân!

Đừng tiếp tục quản này quản kia, quản con quản cái, quản cả đời thứ ba, thật ra bạn đã quản cả một đời người, ích kỷ một chút, quản tốt bản thân mình là được rồi, mọi thứ cần kiếm chế mức độ vừa phải, giúp quét dọn, cố gắng giữ gìn sức khỏe của chính mình duy trì lâu thêm một chút. Hãy cho chính mình thời gian để có thể sống độc lập càng lâu càng tốt sẽ tốt hơn so với cuộc sống cầu ,nhờ vả người.

Giai đoạn thứ ba

Khi sức khỏe kém đi, cần có sự trợ giúp từ người khác! Nhất định phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, tuyệt đối hầu hết mọi người sẽ không thể lường trước ải này. Cần điều chỉnh tâm trạng, để thích ứng. Sinh lão bệnh tử là thường thái đời người nhất định phải đối mặt. Đã là giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời chẳng có gì đáng sợ hãi, khi đã có sự chuẩn bị bản thân sẽ không quá buồn tủi.

Hoặc đi vào viện dưỡng lão hoặc thuê bảo dưỡng chăm sóc tại nhà, tùy vào khả năng,mà bố trí thích hợp, mọi thứ đều luôn có cách giải quyết, nguyên tắc là không để mặc con cái lo liệu, đừng tạo cho con trẻ thêm quá nhiều gánh nặng tâm lý, việc nhà, kinh tế. Bản thân tự khắc phục nhiều một chút, cả đời bươn trải có những đau khổ và khó khăn nào chúng ta chưa từng trải qua, tin rằng cuộc hành trình cuối đời chỉ cần bình tĩnh chúng ta có thể vượt qua một cách dễ dàng.

Giai đoạn thứ tư

Khi tinh thần tỉnh táo, nhưng bệnh lý không cách nào chữa khỏi, cuộc sống hoàn toàn tồi tệ, chúng ta nên dũng cảm đối mặt với cái chết, kiên quyết không để gia đình,người thân và bạn bè lãng phí thời gian tiền bạc vô ích để giúp chúng ta giành lại cuộc sống với tử thần.

Tóm lại, cho dù bạn thọ lâu đến mức nào, cuối cùng cũng là một con người, câu nói này tuyệt nhiên không bi ai, không khủng khiếp, tất cả phụ thuộc vào cách sắp xếp cuộc sống của bạn, để xem bạn có phải là người có một tâm lý trưởng thành. Cảm thấy xứng đáng thì hãy hành động ngay, đừng quên, kiếp người chỉ có một lần, bắt gặp niềm vui và hạnh phúc, thì đừng bao giờ để dành lại kiếp sau.

Lời kết :

Những người bạn già xin hãy ghi nhận! Đời chúng ta hiếu thuận phụ mẫu, nhưng đến thế hệ sau lại bỏ rơi chúng ta, tuyệt đối đừng bao giờ oán trách "Người trên thiên đàng, tiền trong tài khoản", nào là "một người quá đỗi cô độc", "già rồi, chẳng có ai chăm sóc." ... Điều này sớm đã trở thành suy nghĩ lỗi thời của thế hệ ngày nay.

(Sưu tầm từ internet)

Friday, August 7, 2020

CÓ HAI ĐIỀU PHẢI NHỚ

• Có hai thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa.
• Có hai thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt.
• Có hai thứ bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức.
• Có hai thứ bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách.
• Có hai thứ bạn phải trân trọng, đó là gia đình và hiện tại.
• Có hai thứ bạn phải tự mình thực hiện, đó là lao động và chịu trách nhiệm với việc mình làm.
• Có hai thứ bạn phải lãng quên, đó là đau thương và hận thù.
• Có hai thứ bạn phải khắc ghi, là công ơn Mẹ Cha và sự giúp đỡ của người khác.
• Có hai thứ bạn buộc phải có để là người thành công, đó là đam mê và lòng kiên trì.
• Có hai thứ bạn không được làm, đó là hãm hại người khác và phản bội lòng tin.
• Có hai thứ bạn phải bảo vệ, đó là danh tín và lẽ phải.
• Có hai thứ bạn phải chấp nhận, là cái chết và sự khác biệt.
• Có hai thứ bạn phải kiểm soát, đó là bản năng và cảm xúc.
• Có hai thứ bạn phải tránh xa, đó là cám dỗ và sự ích kỷ.
• Có hai thứ bạn luôn phải sử dụng mà đừng hà tiện, là tiền bạc và kinh nghiệm.
• Có hai thứ bạn không được sợ sệt, là cái ác và sống thật.
• Có hai thứ bạn phải nuôi dưỡng, là tình yêu và sự bao dung.
• Có hai thứ mà bạn cần phải đạt được trong cuộc sống, đó là thành đạt và hạnh phúc.


 
Luật sư Lê Luân

Sunday, July 26, 2020

TRUYỆN TRẠNG QUỲNH: MIỆNG KẺ SANG

   Bấy giờ Quỳnh đã hơi lớn, đang độ thiếu niên. Trên đường từ phủ về khát quá, Quỳnh vào một quán nước bên đường. Trong quán có một viên quan, dáng oai vệ, đang ngồi nhai trầu bỏm bẻm. Cạnh đó, có một lính vệ đứng hầu. Quan nhai xong, hách dịch vứt miếng bã trầu ra đất.

   Quỳnh đang ngồi uống nước, thấy ngứa mắt liền bước lại cúi nhặt lên, ngắm nghía như muốn tìm kiếm cái gì, rồi đút vào túi.

   Quan thấy lạ, hỏi:

- Mày là ai? Làm gì vậy?

   Quỳnh làm bộ khúm núm đáp:

- Bẩm, con là học trò nghèo, lâu nay thường nghe người ta nói "Miệng nhà quan có gang có thép" muốn nhặt lên đem về coi thử có đúng thế không?

   Biết mình bị xỏ, lại không biết tên học trò xấc xược này là Quỳnh, quan liền bảo:

- Đã xưng là học trò thì người phải đối ngay câu tục ngữ mà người vừa nói đó đi, hay thì ta thưởng, dở sẽ đánh đòn. Mà nhớ là tục ngữ phải đối bằng tục ngữ, nghe chưa!

   Quỳnh giả bộ rụt rè, thưa thưa bẩm bẩm:

- Con sợ mang tiếng xấc xược... Không dám đối.

   Tưởng anh chàng học trò đang bí, quan bảo:

- Ta cho người cứ nói, còn đối không được thì nằm xuống để ta đánh đòn.

- Nếu thế thì con xin đối ạ.

- Được. Đối ngay đi, ta nghe thử!

   Quỳnh thong thả đọc vế đối:

- "Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm."

   Nghe xong, mặt quan xám lại như tro bếp. Câu đối lại đúng là câu tục ngữ, không thể bắt bẻ vào đâu được.

   Biết ngồi lâu không tiện, quan giục lính hầu ra đi, quên bẵng lời hứa thưởng tiền cho anh học trò nghèo.

   Chẳng bao lâu, chuyện ấy lan ra khắp vùng, tên quan kia thì xấu hổ vì làm miệng cười cho thiên hạ còn tiếng tăm của Quỳnh thì nổi như cồn.

Sunday, May 31, 2020

Liên Khúc Nỗi Buồn Hoa Phượng & Lưu Bút Ngày Xanh (Thanh Sơn)


Hoàng Oanh, Hương Lan, Như Quỳnh 
LK Nỗi Buồn Hoa Phượng & Lưu Bút Ngày Xanh (Thanh Sơn)
Paris By Night 83 - Những Khúc Hát Ân Tình


Nỗi Buồn Hoa Phượng 
Tác giả: Thanh Sơn

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi
phút gần gũi nhau mất rồi tạ từ là hết người ơi!

Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng.
Biết ai còn nhớ đến ân tình không?
Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu?
Những chiều hẹn nhau lúc đầu
giờ như nước trôi qua cầu.

Giã biệt bạn lòng ơi!
Thôi nay xa cách rồi kỷ niệm mình xin nhớ mãi.
Buồn riêng một mình ai chờ mong từng đêm gối chiếc.
Mối u hoài này ai có hay?

Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn.
Cảm thông được nỗi vắng xa người thương.
Màu hoa phượng thắm như máu con tim,
mỗi lần hè thêm kỷ niệm.
Người xưa biết đâu mà tìm?

Lưu Bút Ngày Xanh
Tác giả: Thanh Sơn
      
Lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi
Nhắc lại câu chuyện buồn
Trường còn kia ôi mái đổ tường rêu
Nơi kỷ niệm êm ái
Đâu dư âm của tiếng nói ngây thơ
Ngày hai đứa dìu nhau đến sân trường
Cùng đuổi bướm hái hoa trên cuối đường
Tiếng cười vạn tình thương

Và thuở ấy biết bao nhiêu buồn vui
Gói trọn theo tuổi đời
Tình đẹp như trang giấy kết vần thơ
Như một nụ hoa trắng
Nhưng bao nhiêu yêu dấu đã phai mờ
Thời gian nỡ vùi chôn tuổi học trò
Người em gái mến thương nơi chốn nào
Bao giờ mình gặp nhau

Có những lần hoàng hôn rớt trên vai
Bước chân đi lòng nuối tiếc ai hoài
Nhặt hoa rơi mà không nói nên câu
Nhớ nhau vì đâu
Biết nói gì tình ta trót chia phôi
Khép tâm tư dành riêng mến một người
Ngày xanh ơi! Ngày xanh chết trong tim
Biết đâu mà tìm

Người ơi nhắc đến chi kỷ niệm xưa khiến lòng tôi buồn buồn
Ngày biệt ly hai đứa đứng nhìn nhau
Em cài cành hoa tím
Hoa xưa đây nhưng bóng dáng em đâu
Lòng nhật ký đã ghi nốt tâm tình
Và đôi lúc nhớ nhau lưu bút còn
Để lại chuyện buồn vui...


Friday, February 21, 2020

ĐẦU GỐI TAY ẤP

Tác giả: Trịnh Tiến Nhất (Đài Loan). Trang Hạ dịch
(Đăng trên internet năm 2008 tháng Một tại https://kuas.wordpress.com/2008/01/07/d%e1%ba%a7u-g%e1%bb%91i-tay-%e1%ba%a5p/)

Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi.

1. Cảnh nghèo.

Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật. Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn. Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.

Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi. Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.

Vì thế bà mối đến, réo rắt: "Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà".

Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: "Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!"

Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư! Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mẹ, tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.

Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.

2. Cười xót xa.

Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là Chị gái. Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.

Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.

Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v…

Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình: "Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?"

Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: "Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường…"

Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:

"Chị ơi, em yêu chị!"

Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.

3. An ủi nhỏ nhoi.

Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay. Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.

Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.

Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hoá bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:

"Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành".

Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.

Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh? Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.

Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường. Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa.

Nhưng anh vẫn nói: "Chị, chờ tôi quay về nhé!"

Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khoé miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khoé cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.

4. Kiếp này.

Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.

Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.

Lúc đó chị đã 29 tuổi.

Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa. Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!

Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: "Chị, chờ tôi quay về nhé!"; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.

Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.

Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết. Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.

Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ anh đã nói với chị: "Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!"

Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?

Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.

5. Xin lỗi.

Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng. Họ có với nhau một con trai một con gái. Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình. Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng. Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.

Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà. Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:

"Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?"

Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngoái đầu nhìn chị. Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi. Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:

"Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi."

Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt.

6. Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa

Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.

Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậy chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.

Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói:

"Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy."

Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ.

(Trang Hạ dịch)
=====